Ngày 20/12/2021, Công an huyện Nghi Lộc cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh triệt xoá thành công đường dây mua bán ma tuý với số lượng lớn thông qua dịch vụ gửi hàng xe khách liên tỉnh từ Hà Tĩnh ra thành phố Hà Nội tiêu thụ, bước đầu bắt giữ 5 đối tượng, thu giữ 2 bánh hêrôin.
Ngày 20/12/2021, Công an huyện Nghi Lộc cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh triệt xoá thành công đường dây mua bán ma tuý với số lượng lớn thông qua dịch vụ gửi hàng xe khách liên tỉnh từ Hà Tĩnh ra thành phố Hà Nội tiêu thụ, bước đầu bắt giữ 5 đối tượng, thu giữ 2 bánh hêrôin.
Vào những năm 1950, để mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã có Công văn gửi Ban thường vụ Quốc hội về việc làm Quốc huy. Năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động, thu hút đông đảo họa sĩ cả nước tham gia. Riêng họa sĩ Bùi Trang Chước, với tài năng sáng tạo và sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, đã có tới 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chi tiết – một hành trình sáng tạo đầy ấn tượng của họa sĩ. Trong số này, có 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy được Ban Mỹ thuật chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10-1954.
Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1936-1941), là người Việt đầu tiên vẽ tem bưu chính ở Đông Dương. Ông cũng là tác giả của nhiều mẫu tiền như các mẫu Một đồng, Mười đồng, Một vạn đồng… Năm 1953, họa sĩ Bùi Trang Chước được biệt phái làm nhiệm vụ sáng tạo mẫu Bằng khen, Huân chương, Huy chương cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đây cũng là lúc ông bắt đầu tham gia cuộc thi vẽ mẫu Quốc huy.
Sau nhiều năm “im lìm” trong ngăn tủ lưu trữ, lần đầu tiên gần 200 tài liệu lưu trữ về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam và bản gốc những phác thảo mẫu vẽ Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước được trưng bày cho công chúng thưởng lãm, tìm hiểu về quá trình lao động sáng tạo miệt mài của ông. Đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ bản gốc được trưng bày, giới thiệu tới công chúng, thay vì bản chụp lại như trước đây.
Toàn bộ 112 mẫu vẽ Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước có đủ loại hình vẽ, từ hình dáng bầu dục đứng hoặc ngang, hình tròn…, vẽ chì, vẽ màu, phác thảo hoặc hoàn thiện… Rất nhiều chi tiết, hình ảnh đặc trưng của Việt Nam đã được họa sĩ sử dụng, từ bông lúa, con trâu, cái đe, dải lụa, sao vàng năm cánh, rặng dừa, hàng cau, cây tre, cổng đền Hùng, đền Quang Trung, Tháp Rùa, Cột cờ Hà Nội, cổng thành Đại La…
Trong tài liệu viết tay“Tôi vẽ Quốc huy” lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3, họa sĩ Bùi Trang Chước kể lại: “Năm 1953, nhân dịp nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu bằng và huân chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xuân Côn, Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng phụ trách bộ phận huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu quốc huy của các nước Xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu quốc huy của ta. Qua nghiên cứu quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa hay bánh xe để tượng trưng cho công - nông nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình. Dựa trên những gợi ý đó, tôi phác một số mẫu vẽ hình dáng khác nhau, cũng dùng những bông lúa Việt Nam và cái đe hoặc bánh xe tượng trưng cho công nông nghiệp. Về nội dung bên trong, tôi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu, song thấy cây tre, con trâu ở một số nước Á Đông khác cũng có, nên tôi lại dùng những địa danh lịch sử như đền Hùng, gò Đống Đa, ô Quan Chưởng hoặc Khuê Văn Các, chùa Một Cột, Tháp Rùa. Nhưng tôi thấy các phác thảo đó về hình dáng còn rắc rối cầu kỳ, nội dung cũng chưa được ổn: cái thì về mảng trang trí không hợp, cái lại mang hình dáng tôn giáo…
Sau tôi dùng hình tròn là hình cổ truyền giản dị của dân tộc ta từ trước đến nay, về nội dung bên trong tôi thấy các nước thường dùng quốc kỳ làm biểu tượng cho đất nước, dân tộc mình, từ đó đã gợi ý cho tôi lấy nền đỏ, sao vàng của quốc kỳ làm biểu tượng cho đất nước, dân tộc mình, vừa giản dị, đẹp đẽ về hình trang trí, vừa có ý nghĩa về nội dung, nói lên được từ ngày có Đảng lãnh đạo, Cách mạng, có ngôi sao dẫn đường”.
Trong “Tôi vẽ Quốc huy”, họa sĩ Bùi Trang Chước cho biết, phác thảo mẫu Quốc huy cuối cùng được trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp. Dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn. Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời có tia chiếu sáng chung quanh, gợi lên hình ảnh của buổi bình minh. “Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ, khi thực hiện sơn mài là sơn son thiếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của dân tộc ta hay dùng. Số mẫu này tôi làm hai bản: Một bản đưa đồng chí Côn để đệ trình lên Bác Hồ và được Bác Hồ góp ý: hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể; nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại. Còn một bản hiện nay tôi vẫn giữ” - họa sĩ viết....
Mẫu Quốc huy này sau đó đã được Trung ương duyệt và yêu cầu chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Khi đó, họa sĩ Bùi Trang Chước nhận nhiệm vụ tuyệt mật sang Trung Quốc vẽ và in tiền, cho nên Trung ương đã giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa lại một vài chi tiết. Ngày 14-1-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254-SL về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kèm theo đó là Phụ lục số 1, 2 in mẫu vẽ Quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.
Mẫu Quốc huy chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ông Đặng Thanh Tùng Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết: “Nếu như chúng ta nhìn tài liệu lưu trữ quốc gia từ giá trị nghệ thuật, sẽ thấy những mẫu phác thảo quốc huy không chỉ có giá trị thông tin mà còn giàu giá trị mỹ thuật và nghệ thuật. Những mẫu quốc huy này đều đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 3”.
Toàn bộ hơn 200 tài liệu lưu trữ gồm phác thảo, mẫu vẽ, tư liệu viết tay… được trưng bày tại Triển lãm là của gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước lưu giữ và có một phần được giữ gìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.
Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện và họa sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam.
(Công văn số 42/TB-VPCP ngày 27-2-2004 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam)
Ông Đặng Thanh Tùng chia sẻ, đây là những tư liệu vô cùng quý giá, có ý nghĩa đối với cả một quốc gia, dân tộc, cho nên đã từng có nhiều nhà sưu tầm cá nhân ngỏ ý với gia đình muốn mua lại những tư liệu hiện vật này với giá trị rất lớn. Tuy nhiên, gia đình đã từ chối và sau đó phối hợp với Cục Văn thư lưu trữ nhà nước để thực hiện triển lãm. “Chúng tôi đã đề nghị “mua” lại của gia đình, tất nhiên là không thể với một số tiền lớn như các nhà sưu tầm tư nhân, các cá nhân đề nghị được, mà chỉ đủ đề bù đắp chi phí lưu trữ cho gia đình. Việc trao lại các tư liệu, tài liệu liên quan đến họa sĩ Bùi Trang Chước của gia đình cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia không chỉ có ý nghĩa về việc gìn giữ, lưu trữ tư liệu, mà còn có ý nghĩa rất lớn về lòng yêu nước, tự hào dân tộc”.
Ban Tổ chức Triển lãm chụp ảnh lưu niệm với gia đình họa sĩ.
Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình cố họa sĩ sẽ làm hồ sơ Giải thưởng Hồ Chí Minh cho họa sĩ Bùi Trang Chước trong thời gian sớm nhất.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam
Ông Đặng Thanh Tùng cho rằng, việc hiến tặng hoặc “bán” cho cơ quan lưu trữ nhà nước những hiện vật, tác phẩm quý như thế này, không những giúp cho những tư liệu, hiện vật, tác phẩm… được lưu giữ trong điều kiện tốt nhất có thể, mà còn được trường tồn và nâng cao giá trị, thí dụ như các tư liệu, tài liệu liên quan đến Quốc huy này đang được Cục Lưu trữ nhà nước làm hồ sơ trình để Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia”…
Mẫu Quốc huy là một cống hiến chung của giới mỹ thuật cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện.
Công văn tháng 9-2014 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông báo kết luận của Thủ tướng về vấn đề tác giả Quốc huy Việt Nam
75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9
Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.
Tranh sau khi được in ván gỗ thì nghệ nhân sẽ tiếp tục bồi giấy nhằm giúp bức tranh nổi bật với những nét vẽ đậm và rõ ràng hơn. Tất cả các công đoạn để làm loại tranh này đều được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu.
Tranh Hàng Trống được chia thành nhiều loại như tranh thờ, tranh sinh hoạt, thiên nhiên, tranh truyện, tranh Tết.
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” gồm 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Điểm nhấn của những bức tranh trong bộ sưu tập Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu và đặc biệt kết tinh giá trị nhân văn và bản sắc văn hoá độc đáo của người Kinh kỳ xưa.
Bộ tranh truyện Hàng Trống được trưng bày tại triển lãm.
Niên đại của các bộ tranh trưng bày tại triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” được nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cho rằng có lẽ được sáng tạo từ thế kỷ 19 cho tới trước những năm 1945, đến nay đã có tuổi đời hơn 100 năm.
Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê phát biểu tại triển lãm.
Người dân tới thưởng lãm tranh.
Triển lãm được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” là hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh những người phụ nữ và mang thông điệp mạnh mẽ về bảo tồn và phát huy tranh Hàng Trống - di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!