Trình độ văn hóa được hiểu là khả năng hoàn thành các chương trình giáo dục hiện nay, như hoàn thành các chương trình học ở cấp 1, cấp 2, cấp 3. Ngoài việc hoàn thành các chương trình giáo dục, trình độ văn hóa thể hiện qua cách ứng xử giữa các người với người, trong các mối quan hệ xã hội…
Trình độ văn hóa được hiểu là khả năng hoàn thành các chương trình giáo dục hiện nay, như hoàn thành các chương trình học ở cấp 1, cấp 2, cấp 3. Ngoài việc hoàn thành các chương trình giáo dục, trình độ văn hóa thể hiện qua cách ứng xử giữa các người với người, trong các mối quan hệ xã hội…
Trình độ trong sơ yếu lý lịch thường nằm tại Phần I. Lịch sử bản thân, bao gồm “trình độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn”, bắt buộc ứng viên phải điền đầy đủ và chính xác.
Ứng viên đã học qua cấp bậc học nào thì ghi chính xác vào mục “trình độ văn hóa” hoặc mục “trình độ học vấn” tương ứng. Cụ thể là ứng viên phải ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào… Tùy vào mục hiển thị trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch mà ứng viên sẽ có cách ghi phù hợp.
Ứng viên chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tính tại thời điểm kê khai và thuộc chuyên ngành đào tạo nào.
Ví dụ: Nếu trình độ chuyên môn cao nhất của bạn là tốt nghiệp đại học luật, chỉ cần ghi trình độ chuyên môn Cử nhân luật.
Hiện hành, chưa có văn bản giải thích như thế nào là trình độ văn hóa.
Tuy nhiên, có thể hiểu trình độ văn hóa thông qua một số quy định dưới đây:
Trước tiên tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 có đề cập đến các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Tại hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV có đề cập về việc khai trình độ giáo dục phổ thông như sau:
Trình độ giáo dục phổ thông: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).
Trình độ giáo dục phổ thông ở đây chính là trình độ văn hóa mà chúng ta đang muốn tìm hiểu.
Như vậy, trình độ văn hóa được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông (thường được được thể hiện trong mẫu Sơ yếu lý lịch, bìa hồ sơ xin việc)
Ngoài trình độ văn hóa thì còn có thêm thuật ngữ khá quen thuộc là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.
Trong đó, trình độ học vấn thường bao hàm cả trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.
Về trình độ chuyên môn: thường được hiểu là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp... thuộc chuyên ngành đào tạo nào.
Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ, có bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.
Khi viết trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc cần lưu ý các vấn đề như sau:
Đối với cá nhân hoàn thành chương trình Trung Cấp, Cao Đẳng hay Đại Học với các chuyên ngành khác nhau- trình độ này được gọi là trình độ chuyên môn, không thể viết tại trình độ văn hóa.
Tùy theo hệ đào tạo phổ thông (10 hay 12) nên ghi tốt nghiệp lớp mấy và hệ phổ thông đã theo học.
Trình độ văn hóa viết trong sơ yếu lý yếu lí lịch hay hồ sơ xin việc của cá nhân là mục cần thiết vì vậy cá nhân cần phải kê khai đúng với khả năng hoàn thành chương trình học phổ thông.
Trình độ học vấn khi viết trên sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việc là phần quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp nắm được khả năng của cá nhân đó.
Doanh nghiệp dựa vào thông tin điền ở trình độ văn hóa trên hồ sơ có thể đánh giá được trình độ khả năng nhận thức, thích ứng nhanh với văn hóa của công ty cũng như cách tiếp cận và nắm bắt công việc. Trình độ văn hóa viết trên hồ sơ xin việc của của ứng viên là yếu tố cạnh tranh quyết định ứng viên nào được nhận vào công ty.
Trình độ văn hóa ảnh hưởng khi ứng tuyển xin việc vào doanh nghiệp, người có trình độ cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn- vì vậy, hãy chăm chỉ học tập và đầu tư kiến thức, hoàn thành chương trình giáo dục nâng cao tầm hiểu biết của bản thân.
Trình độ văn hóa là sự kết hợp giữa học vấn và đạo đức, cách sống của một cá nhân. Khi trình độ càng cao thể hiện khả năng nhận thức và thích ứng nhanh với bất kì môi trường, dễ dàng hòa nhập vào môi trường mới.
Trình độ văn hóa thể hiện trên sơ yếu hay hồ sơ xin việc phản ánh năng lực của cá nhân là bước căn bản để doanh nghiệp đánh giá và tìm ra ứng cử viên có trình độ phù hợp với những yêu cầu cơ bản đặt ra khi tìm người của doanh nghiệp.
Hi vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu được thế nào là trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa. Nắm rõ được trình độ văn ghi 12/12 hay đại học trên hồ sơ, sơ yếu lý lịch của các nhân.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Trình độ văn hóa là gì? Tốt nghiệp đại học thì ghi trình độ văn hóa thế nào?
Hầu hết mọi người sẽ nhầm lẫn khi ghi thông tin hoàn thành chương trình Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học trên mục trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc hay sơ yếu lý lịch cá nhân.
Tuy nhiên điều này hoàn toàn toàn sai bởi vì trình độ sau khi hoàn thành các chương trình Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học gọi là trình độ chuyên môn - thể hiện trình độ sự hiểu biết và am hiểu về một chuyên môn nhất định cụ thể, không được viết lên phần trình độ văn hóa trên hồ sơ hay sơ yếu lý lịch.
Trình độ văn hóa được ghi trong sơ yếu lịch là trình độ giáo dục phổ thông - trình độ mà cá nhân hoàn thành chương trình giáo dục, tức là 12/12.
Để hiểu và nắm rõ hơn về cách ghi trình độ văn hóa trên hồ sơ xin việc hay sơ yếu lý lịch cần đọc các thông tin hướng dẫn cách viết như sau:
Theo thông tư số 07/2019/TT-BNV ngày 01/6/2019 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức tại mục hướng dẫn kê khai lý lịch viết chức trình độ phổ thông trên hồ sơ hay sơ yếu lý lịch được viết như sau:
Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy thuộc hệ phổ thông nào (có hai hệ phổ thông bao gồm: hệ phổ thông 10 năm và hệ phổ thông 12 năm)
Ví dụ: Viết lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); viết lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm). Trong trường hợp này cá nhân đã hoàn thành xong chương trình phổ thông ( hệ 10 năm và 12 năm).
Những cá nhân hoàn thành chương trình học lớp nào thì ghi lớp đó trên hệ phổ thông học - cụ thể được hiểu rằng viết năm cuối cùng hoàn thành chương trình học thuộc hệ phổ thông và không tiếp tục đi học trên hệ phổ thông đang theo học.
Ví dụ như khi cá nhân học xong chương trình học lớp 6 và không tiếp tục đi học nữa hay vì bất kì lý do nào khiến cá nhân nghỉ học luôn thì viết trình độ văn hóa trên hồ sơ là 6/12.
Đối với cá nhân hoàn thành chương trình phổ thông đến hết lớp 12 hay có nhu cầu học lên các chương trình cao hơn như Đại Học thì trình độ văn hóa viết trên hồ sơ 12/12.
Trình độ văn hóa của hệ 10 năm cao nhất khi hoàn thành chương trình lớp 10 vì vậy sau khi kết thúc học đến chương trình lớp nào thì viết lớp đó và viết trên hệ 10. Ngày nay, trình độ văn hóa cao nhất là 12 có nghĩa nếu khi hoàn thành các chương trình sau chương trình phổ thông trình độ văn hóa vẫn là 12/12.
Trình độ văn hóa được nâng cao giúp cho cá nhân có cơ hội vào môi trường làm việc tốt giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, có lối sống và cách sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
Trình độ văn hóa ngày càng được cải thiện và nâng cao xây dựng một đất nước giàu đẹp, một xã hội văn minh; cuộc sống và chất lượng của người dân được cải thiện, hạn chế tệ nạn…
Trình độ văn hóa được viết vào mục trình độ văn hóa của hồ sơ, cụ thể thông qua hình ảnh sau: