Thầy Tịnh Không Khai Thị

Thầy Tịnh Không Khai Thị

PSO - Sáng ngày 27/12/2023 (nhằm 15/11/Quý Mão), Đạo tràng Pháp Hoa chùa Tịnh Nghiêm, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã khai mạc khoá tu Gia hạnh Phổ Hiền năm 2023.

PSO - Sáng ngày 27/12/2023 (nhằm 15/11/Quý Mão), Đạo tràng Pháp Hoa chùa Tịnh Nghiêm, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã khai mạc khoá tu Gia hạnh Phổ Hiền năm 2023.

Giới thiệu trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Hà Nội

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Hà Nội thuộc top 1 khu vực tuyển sinh 7 có địa chỉ tại Số 4, Phố Võ Quý Huân, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai-Hà Nội

Ngôi trường có bề dày lịch sử lâu đời với những thành tích đáng tự hào. Từ một mái trường nhỏ tại vùng ngoại ô của thủ đô trường đã vươn lên trở thành một đơn vị tiên tiến xuất sắc và là một điểm sáng trong ngành Giáo dục đào tạo của thành phố.

Vào mùa thu năm 1965 trong bối cảnh đế quốc Mỹ bắn phá miền Bắc đe dọa đến an ninh Thủ đô nhưng UBND thành phố Hà Nội vẫn chỉ thị thành lập thêm trường một trường cấp 3 tại cửa ngõ phía Tây của thành phố. Trường cấp III Trần Phú ra đời và đây chính là tiền thân của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay.

Sau hơn 45 năm xây dựng và phát triển Trường đã trở thành một ngôi trường với chất lượng giáo dục thuộc Top đầu của thủ đô xứng đáng với vai trò khai sáng trên mặt trận Giáo dục. Hàng trăm học sinh của nhà trường đã trở thành những nhà khoa học, doanh nhân thành đạt, những kĩ sư tài năng, những nhà giáo ưu tú, những bác sĩ tận tâm,…Với những thành tích đã đạt được tập thể nhà trường tiếp tục cố gắng phấn đấu để xây dựng trường lớn mạnh hơn nữa để đào tạo nên những nhân tài phục vụ đất nước.

Những người thầy Phòng không - Không quân ở Đại học Bách khoa Hà Nội

Những năm qua, cán bộ, giảng viên Học viện Phòng không - Không quân (PK-KQ) thực hiện nhiệm vụ tại Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN), Đại học Bách khoa Hà Nội (BKHN) đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc, không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Giờ huấn luyện các động tác điều lệnh đội ngũ từng người không có súng của các sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.

Chúng tôi có mặt tại Khoa GDQP&AN, Đại học BKHN, khi các sinh viên đang được huấn luyện nội dung điều lệnh đội ngũ từng người không có súng do Trung tá Phạm Văn Toàn - Trưởng Nhóm chuyên môn Quân sự lên lớp. Trong bộ quân phục chỉnh tề, các sinh viên xếp thành hàng ngay ngắn, chăm chú quan sát, háo hức theo dõi từng khẩu lệnh, động tác của giảng viên. Mọi cử chỉ, hành động đều được anh Toàn phân tích cẩn thận, kỹ lưỡng theo đúng trình tự. Quá trình ôn tập, anh Toàn cũng thường xuyên di chuyển tới từng vị trí, vừa ân cần chỉ bảo, kiên trì hướng dẫn, vừa truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn cho các sinh viên.

Là giảng viên Khoa Pháo phòng không, Tên lửa tầm thấp, mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy các đối tượng học viên của Học viện PK-KQ, nhưng khi được phân công thực hiện nhiệm vụ tại Đại học BKHN, anh Toàn cũng không khỏi lo lắng khi đối tượng và nội dung giảng dạy đều thay đổi. Tuy vậy, bằng sự chủ động, nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm qua từng ngày, anh đã nhanh chóng bắt nhịp với công việc mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trung tá Phạm Văn Toàn chia sẻ: “Trước khi tham gia giảng dạy tại Đại học BKHN, mỗi giảng viên đều phải trải qua 3 tháng thông qua bài giảng ở Học viện PK-KQ và 3 tháng tại Khoa GDQP&AN; khi đủ điều kiện mới được lên lớp. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải nghiên cứu, nắm chắc đặc điểm tính cách, tâm lý của sinh viên để lựa chọn phương pháp sư phạm phù hợp”.

Được biết, để thực hiện tốt mục tiêu và yêu cầu theo Thông tư số 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình GDQP&AN trong trường Trung cấp Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm và cơ sở giáo dục Đại học, Đại học BKHN tổ chức cho sinh viên ở tập trung tại ký túc xá B7 trong 1 tháng và phải hoàn thành nội dung này trong năm thứ nhất. Đây là cơ hội để sinh viên rèn luyện sức khỏe, đạo đức và thói quen sinh hoạt chuẩn tác phong của quân nhân.

Đại tá Nguyễn Văn Hoạt - Trưởng Khoa GDQP&AN cho biết, hiện nay, Khoa có 16 giảng viên, trung bình mỗi năm, giảng dạy khoảng 8.400 sinh viên và chia thành 10 đợt, mỗi đợt hơn 800 sinh viên, được biên chế thành 5 đại đội. Chương trình giảng dạy của Khoa có thời lượng 165 tiết, được thực hiện bởi 2 nhóm chuyên môn: Đường lối và Công tác Quốc phòng -  An ninh; Quân sự. Số lượng sinh viên đông nên vừa giảng dạy, các giảng viên sẽ luân phiên đảm nhiệm chức vụ Đại đội trưởng của 5 đại đội. Các sinh viên sẽ được huấn luyện như người chiến sĩ mới, thực hiện đủ 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần, tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động tham quan, trải nghiệm... Để có thể tham gia giảng dạy, các giảng viên của Khoa đều phải được Học viện PK-KQ và Đại học BKHN lựa chọn, bồi dưỡng theo quy trình rất chặt chẽ. Bên cạnh khuyến khích giảng viên tự học tập, nghiên cứu, hằng năm, sau khi tham gia các đợt tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cán bộ Khoa và Trưởng Nhóm chuyên môn sẽ về tập huấn lại cho giảng viên để cập nhật những kiến thức mới vào nội dung bài giảng cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Định kỳ, Khoa cũng duy trì nghiêm nền nếp trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp giảng dạy cho nhau.

Đi tham quan nơi ở của các sinh viên, chúng tôi thực sự ấn tượng bởi sự chính quy, ngăn nắp như trong một doanh trại Quân đội thực thụ: Những dãy giường tầng kê san sát, nội vụ được xếp đặt ngay ngắn, vuông vức, vệ sinh sạch sẽ; dây phơi khăn mặt, quần áo thống nhất; các trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt được xếp đặt gọn gàng… Thượng tá Trương Văn Thứ - Đại đội trưởng Đại đội 2, cho biết: “Hiện nay, Đại đội đang quản lý 163 sinh viên, trong đó 112 sinh viên nữ. Cùng với duy trì nghiêm nền nếp chính quy, quá trình quản lý, chúng tôi ưu tiên biện pháp giáo dục, thuyết phục là chính, đồng thời thường xuyên sâu sát, bám nắm tư tưởng của các em, kịp thời động viên, giải quyết những vấn đề nảy sinh”. Em Phạm Ngọc Lan - Sinh viên ngành Kỹ thuật thực phẩm, Trung đội 3, Đại đội 2 chia sẻ: “Những ngày đầu, em gặp rất nhiều khó khăn khi ăn ở, sinh hoạt tập trung, đặc biệt là việc huấn luyện ngắm bắn, vì em bị loạn thị. Tuy nhiên, được sự quan tâm, động viên, hướng dẫn tận tình của các thầy Khoa GDQP&AN, dần dần, em đã quen và thích nghi với các hoạt động. Giờ đây, em thấy rất hào hứng và tự tin sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của các môn học quân sự”.

Thượng tá Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ nhiệm Khoa nhấn mạnh: “Quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, giảng viên, nhân viên của Khoa đều tâm niệm đây không chỉ là nhiệm vụ đơn thuần mà kèm theo đó là sứ mệnh mang hình ảnh, uy tín của Quân đội, Quân chủng, Học viện PK-KQ đến với các giảng viên, sinh viên tại Đại học BKHN. Do đó, mỗi người đều tự nhắc nhở nhau phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác... Chính vì vậy, chất lượng đào tạo môn học GDQP&AN của Đại học BKHN những năm qua luôn đạt mức cao; 98% sinh viên trở lên hoàn thành chương trình và đủ điều kiện nhận chứng chỉ, trong đó 60-70% đạt khá, giỏi”.

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Hà Nội có tốt không? Có nên đăng ký học tập tại ngôi trường này không? Hãy dành thời gian theo dõi bài viết sau đây để tìm đáp án nhé.

Trường THPT Minh Khai Hà Nội là một trong những ngôi trường cấp 3 công lập tại Hà Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và học sinh trong khu vực. Vậy chất lượng đào tạo của ngôi trường này ra sao, cơ sở vật chất như thế nào, học phí có cao không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin để giúp giải đáp các câu hỏi trên đây.