Sống Là Chính Mình Dàn Ý

Sống Là Chính Mình Dàn Ý

Đó là những lời chia sẻ của Mỹ Dung, người phụ nữ gắn với rất nhiều danh xưng. Cô là chuyên gia truyền thông và đồng sáng lập tổ chức Ruy Băng Tím nhằm nâng cao nhận thức về bệnh ung thư, là tác giả sách tranh thiếu nhi với nhiều đầu sách được xuất bản, là người điều hành doanh nghiệp… Ở độ tuổi 30, Mỹ Dung đã kịp nếm trải những thành tựu lớn lao, khi bộ sách Ung thư – Tin đồn và sự thật do tổ chức Ruy Băng Tím của cô biên soạn vừa được trao giải thưởng sách Quốc gia, nhiều đầu sách thiếu nhi do cô viết đã được các bạn đọc nhỏ đón nhận nhiệt tình, chưa kể vai trò “cô giáo Hán cổ” cũng nhận được sự quý trọng của nhiều bạn trẻ và đang góp một phần nhỏ vào việc lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đến với cộng đồng.

Đó là những lời chia sẻ của Mỹ Dung, người phụ nữ gắn với rất nhiều danh xưng. Cô là chuyên gia truyền thông và đồng sáng lập tổ chức Ruy Băng Tím nhằm nâng cao nhận thức về bệnh ung thư, là tác giả sách tranh thiếu nhi với nhiều đầu sách được xuất bản, là người điều hành doanh nghiệp… Ở độ tuổi 30, Mỹ Dung đã kịp nếm trải những thành tựu lớn lao, khi bộ sách Ung thư – Tin đồn và sự thật do tổ chức Ruy Băng Tím của cô biên soạn vừa được trao giải thưởng sách Quốc gia, nhiều đầu sách thiếu nhi do cô viết đã được các bạn đọc nhỏ đón nhận nhiệt tình, chưa kể vai trò “cô giáo Hán cổ” cũng nhận được sự quý trọng của nhiều bạn trẻ và đang góp một phần nhỏ vào việc lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đến với cộng đồng.

NUÔI DƯỠNG THẾ GIỚI TINH THẦN BẰNG SÁCH

Viết sách cho thiếu nhi luôn là đam mê, và sự nghiệp viết sách cũng chính là quá trình trưởng thành về mặt nhận thức của cô. Ban đầu, việc viết cho thiếu nhi chỉ như một phản ứng tự nhiên với nhu cầu tự thân, Dung hoàn toàn không có ý thức về tâm thế của người đọc. Sau đó, khi đã trở thành một cộng tác viên của tổ chức Room to Read, cô mới hiểu rằng viết cho thiếu nhi thì phải hiểu cách trẻ em đọc sách. Sự nhận thức này giúp cô mở rộng cách tiếp cận trong việc sáng tác và xuất bản: “Trước đây, tôi chỉ nghĩ rằng viết sách cho trẻ cần đơn giản, vui, hấp dẫn về màu sắc và câu chuyện. Nhưng sau này, khi đã hoạt động cùng Ruy Băng Tím đủ lâu, tôi nhận ra rằng trẻ em có quyền biết, và biết đúng về những điều phức tạp. Chúng có thể tạo lập thói quen sống lành mạnh cho mình, và thay đổi cả những người lớn sống quanh mình”.

Một trong những ví dụ cô mang đến cho ELLE là cuốn sổ tay Hormone hạnh phúc do Ruy Băng Tím phát hành. Cuốn sổ ghi chép có những trang đầu tiên là phần giải thích chi tiết với minh họa sống động để giải thích về hạnh phúc cho người trẻ. Không cố gắng kêu gọi người trẻ sống hạnh phúc một cách giáo điều, cô và đồng sự tại Ruy Băng Tím đã chọn giải thích hạnh phúc từ điểm nhìn khoa học. Độc giả được giải thích cụ thể đâu là những hormone mang lại cảm xúc hạnh phúc, đâu là hormone có thể khiến con người cảm thấy buồn bã, căng thẳng, tiêu cực, đâu là những hoạt động có thể thúc đẩy bộ não tiết ra các hormone hạnh phúc đó. Những kiến thức này được diễn giải bằng ngôn ngữ chân phương, giản dị để bất kỳ ai cũng có thể hiểu và xác định được cách để tạo ra thói quen sống lành mạnh, hạnh phúc cho mình.

Nỗ lực giải thích về thế giới và khoa học trong khi cố gắng đặt mình vào vị thế của độc giả và nhu cầu của họ đã trở thành đặc tính riêng trong phong cách xuất bản của Dung. Và không chỉ vậy, cô luôn đặt ra những câu hỏi mới, làm sao để đóng góp nhiều hơn nữa, bên cạnh những cuốn sách có thể giúp chúng ta sống khỏe về thể chất, đâu là giải pháp để giúp chúng ta tìm ra được sự nâng đỡ cho con người văn hóa của mình? Điều thú vị là dù gắn với hình ảnh năng động, với những người trẻ, với sách tranh song ngữ, Dung từng là sinh viên của một ngành học chắc không còn là hàng đầu đối với giới trẻ – Hán Nôm. Đã có lúc, cô nghĩ rằng những kiến thức thu nhận được suốt bốn năm đại học sẽ không có nhiều chỗ đứng trong thế giới hiện đại, bên ngoài môi trường nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên, càng chứng kiến những biến động của xã hội đương thời, cô càng nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì những nền tảng kiến thức này.

HIỂU VĂN HÓA ĐỂ HIỂU CHÍNH MÌNH

“Những ngày giãn cách xã hội, tôi sống một mình với rất nhiều thời gian để nghĩ về bản thể của mình. Và trong chính sự băn khoăn với những câu hỏi dành cho bản thân đó, tôi đã có cơ hội để kết nối với những người trẻ qua một ứng dụng cho phép lập ra những phòng trò chuyện chỉ có âm thanh, không có hình ảnh. Tôi nhận ra, dù là bất kỳ ai, mong mỏi biết được về chính mình luôn là điều hiện hữu”. Dung hồi tưởng lại lý do khiến cô bắt đầu hành trình mới của mình.

Phòng trò chuyện của cô ban đầu là để giúp mọi người giải thích ý nghĩa cái tên của họ và khuyến khích họ tự xác định và khẳng định bản thể. “Ví dụ như tên tôi là Mỹ Dung, được gia đình đặt cho với mong muốn tôi sẽ có một nhan sắc xinh đẹp. Nhưng sau này, lớn lên, tôi cảm thấy chữ Dung ấy không nhất thiết phải chỉ nhan sắc bên ngoài, mà nên được hiểu là sự bao dung, tha thứ”. Những chia sẻ vui vẻ này, không chỉ giúp Mỹ Dung thấy rằng kiến thức Hán Nôm của cô không hẳn là phí hoài, mà còn cho cô một thức nhận lớn lao hơn. Cô thấy rằng chúng ta có thể sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, có những khát vọng khác nhau và những thử thách khác nhau, nhưng trước hết, chúng ta vẫn là người Việt. Được biết về văn hóa Việt, được tự hào về thế giới văn hóa đã nuôi dưỡng gia đình và bản thân mình là nhu cầu tự nhiên của con người, dù không phải ai cũng nhận ra hay để ý tới điều đó. Hiểu rõ rằng chữ Hán không chỉ khó, mà còn là văn hóa ngoại nhập, Dung đồng thời cũng nỗ lực giới thiệu văn hóa dân gian đến với người trẻ.

Từ xuất bản, cô bắt đầu thử những phương thức truyền thông khác để giúp người trẻ có thêm cơ hội học về văn hóa Việt Nam thông qua dự án Vacine Văn Hóa. Cô và đồng sự của mình để khán giả tự tìm kiếm những đề tài họ muốn tìm hiểu, sau đó thực hiện những cuộc trò chuyện để họ thấy văn hóa là một quá trình tiếp biến, là sự biến đổi liên tục để có thể thích ứng với thay đổi xã hội, để họ có thể nhìn ra được căn nguyên lý do của những hoạt động văn hóa truyền thống vẫn được duy trì đến tận ngày nay của người Việt. Và cũng bất ngờ thay, những hoạt động vì cộng động này lại giúp Mỹ Dung nhận ra chính mình: “Hóa ra, tôi đã vốn luôn lưu tâm đến những điều này từ ngay buổi đầu sự nghiệp của mình. Các cuốn sách tranh tôi viết cho trẻ em luôn lấy bối cảnh đồng quê, và khi làm việc với họa sĩ minh họa, tôi luôn nhờ họ vẽ nhân vật mặc trang phục truyền thống. Có lẽ, đó chính là căn tính Việt Nam trong tôi, dù chính tôi không nhận ra”.

Sự thấu hiểu về chính mình lại tiếp tục cho Mỹ Dung động lực để sáng tạo và đóng góp. Cô chỉ ra rằng thị trường sách cho trẻ em ở Việt Nam có quá nhiều sách dịch và trao quá ít cơ hội cho tác giả và họa sĩ minh họa Việt Nam. Cô đang phát triển một dòng sách tâm lý cho trẻ em để không chỉ trẻ em mà cả phụ huynh cũng có cơ hội hiểu các trạng thái cảm xúc của trẻ nhỏ, và học cách chấp nhận mọi cảm xúc, dù đó là tích cực hay tiêu cực. Dòng sách này có thể trải dài từ những cảm xúc đơn giản đến những chứng rối loạn tâm lý và những hướng giải quyết phù hợp. Một dòng sách khác cũng nằm trong kế hoạch của cô là dòng sách sức khỏe thường thức, nhắm đến việc chăm sóc cơ thể hàng ngày từ thiếu nhi đến người cao tuổi. Bên cạnh đó, nỗ lực để lưu giữ và nâng cao hiểu biết về văn hóa dân gian Việt Nam của cô vẫn sẽ được tiếp tục với một BST sách kể lại các câu chuyện thần thoại dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng và minh họa chính xác.

Dung hiểu rõ cô có tham vọng đóng góp lớn, và không thể làm được mọi thứ một mình. “Tôi may mắn luôn có những người giỏi giang đồng hành cùng mình. Tôi biết ơn họ, biết ơn cuộc sống của mình. Và đó là điều góp phần mang lại cho tôi sự hạnh phúc”.