Nhạc Hoa Xưa

Nhạc Hoa Xưa

Chúc mừng bạn đã thêm playlist Nhạc Trịnh Công Sơn - Diễm Xưa thành công

Chúc mừng bạn đã thêm playlist Nhạc Trịnh Công Sơn - Diễm Xưa thành công

Hợp âm guitar Anh thích em như xưa - Hồ Duy Minh

Đã gần 2 năm kể từ thời điểm chương trình đại nhạc hội cuối cùng của trung tâm Asia được tổ chức, đó là Asia 82: Tình khúc Phạm Đình Chương: Mộng dưới hoa vào năm 2018. Từ đó đến nay, trung tâm này không thực hiện bất cứ chương trình nào khác nữa.

Có thể nói trung tâm Asia lừng lẫy 1 thời đã chính thức đi vào dĩ vãng. Kể từ khi người sáng lập của trung tâm là nhạc sĩ Anh Bằng qua đời năm 2016, sau đó là sự ra đi của hàng loạt ca sĩ, nhạc sĩ trụ cột, đặc biệt là nhạc sĩ Trúc Hồ, trung tâm Asia đã dần đi xuống và ngừng hẳn. Hoạt động cuối cùng của Asia có lẽ là bán đĩa cũ và tải các ca khúc của trung tâm lên YouTube. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất thì Asia cũng đã bán bản quyền nhạc của mình trên YouTube cho một công ty có trụ sở ở Hà Nội là BHmedia. Đây cũng là công ty trước đó đã mua lại bản quyền của hàng loạt trung tâm âm nhạc của hải ngoại là Làng Văn, Thúy Anh, Hải Âu, Ca Dao, Diễm Xưa…

Khi vào các kênh nhạc YouTube do công ty BHmedia quản lý, chúng ta cũng có thể thấy được các băng nhạc nổi tiếng của Asia cũng như nhiều trung tâm hải ngoại khác, ví dụ:

Các bài nhạc, băng nhạc của trung tâm Asia khi được tải trên các kênh này trở nên “mất chất”, không còn mang thần thái của một trung tâm âm nhạc một thời lừng lẫy.

Như vậy, có thể xem là Asia – tượng đài của nhạc hải ngoại đã chính thức không còn nữa, để lại sự luyến tiếc khôn nguôi trong lòng nhiều người yêu nhạc. Một thời vàng son đã lụi tàn.

Trung tâm Asia được nhạc sĩ Anh Bằng thành lập vào năm 1982. Bước đầu, khi mới thành lập, Trung tâm Asia có tên Trung tâm Lê Minh Bằng. Đến năm 1983 đổi tên thành Trung tâm Băng nhạc Dạ Lan, sản xuất hàng loạt các băng cassette và đến năm 1988 chính thức đổi tên thành Trung tâm Asia. Khởi đầu từ khi thành lập Trung tâm Asia chỉ phát hành CD và đến năm 1990 trung tâm mới bắt đầu thu hình ngoại cảnh các cuốn video. Năm 1992, Asia mới bắt đầu thực hiện các cuốn video thu hình trực tiếp và sản xuất các cuốn băng video VHS cũng như bắt tay thực hiện chương trình video đầu tiên có tên “Đêm Sài Gòn 1” trực tiếp thu hình tại Caesar Palace, Las Vegas vào tháng 8 năm 1992. Đến lúc này, nhạc sĩ Anh Bằng đã giao lại việc quản lý cho con gái là Thy Vân. Cũng vào khoảng thời gian này, hai nhạc sĩ Trúc Hồ và Trầm Tử Thiêng bắt đầu hợp tác với Trung tâm Asia, tiếp theo là Việt Dzũng và Nam Lộc.

Điểm mạnh của trung tâm Asia được mọi người nhắc tới nhiều nhất chính là phần hòa âm. Cho đến nay, nhiều ca khúc nhạc vàng được hòa âm bởi nhạc sĩ Trúc Hồ, Trúc Sinh và nhiều nhạc sĩ khác đã trở thành một huyền thoại được nhiều người lưu giữ và nghe lại.

Đà Nẵng có thể xem là thành phố lớn và quan trọng bậc nhất của miền Trung Việt Nam, nơi có cửa biển giao thương tấp nập từ lâu đời.

Ngay sau khi hoàng đế Gia Long thống nhất giang sơn, vua đã nhận thấy được vị trí, địa thế quan trọng của Đà Nẵng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của kinh đô Phú Xuân (Huế), nên đã chú trọng xây dựng tại đây một hệ thống quản lý và phòng thủ cảng biển đặc biệt, biến Đà Nẵng thành một quân cảng và một thương cảng quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn.

Năm 1858, người Pháp cũng nhận thấy địa thế quan trọng đó của Đà Nắng nên chọn nơi này để khai hỏa xâm chiếm Đại Nam. Đến tháng 3 năm 1965, quân đội Mỹ cũng chọn Đà Nẵng làm nơi đổ bộ đầu tiên, sau đó xây dựng căn cứ quân sự hỗn hợp rất lớn tại đây.

Nguồn gốc tên gọi Đà Nẵng được cho là xuất phát từ chữ Chăm cổ “Da nak”, dịch nghĩa là “cửa sông lớn”, đó chính là cửa sông Hàn ở Đà Nẵng.

Khi những người Âu châu đặt chân đến Đà Nẵng đầu tiên vào đầu thế kỷ 17, họ gọi tên Đà Nẵng là Porte de Kéan, sau đó là Turaon, hoặc Touron, Turon. Từ năm 1888 cho đến tận 1954, Tourane là tên chính thức của Đà Nẵng.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane. Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam – Chiêm Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa sông Hàn.

Từ năm 1889, thành phố Tourane thuộc tỉnh Quảng Nam, nhưng đến năm 1905, Tourane/Đà Nẵng lại được tách khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị hành chính độc lập. Kể từ đó, người Pháp đã xây dựng Tourane thành một đô thị theo kiểu Tây phương, với cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư bài bản. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng, cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935. Sân bay dân dụng cũng được nhà cầm quyền sớm xây dựng vào năm 1926. Hầu hết các công ty lớn nhất hoạt động ở Đông Dương đều hiện diện ở Đà Nẵng trong thời gian này.

Vào thời gian đầu của đệ nhất cộng hòa, Đà Nẵng lại trở lại trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến năm 1962, tỉnh Quảng Nam được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, còn Đà Nẵng trực thuộc trung ương.

Mời các bạn xem lại những hình ảnh trong thời gian thập niên 1960 sau đây:

Hình ảnh bên bờ sông Hàn ở Đà Nẵng:

Những tà áo dài thướt tha ở Đà Nẵng: