Thuật ngữ kim ngạch xuất khẩu dùng để định lượng hóa kết quả xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Kim ngạch xuất khẩu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế và tài chính và phản ánh các điều kiện hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp và một quốc gia.
Thuật ngữ kim ngạch xuất khẩu dùng để định lượng hóa kết quả xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Kim ngạch xuất khẩu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế và tài chính và phản ánh các điều kiện hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp và một quốc gia.
Nhu cầu của con người luôn thay đổi và không ổn định, chịu tác động của thời gian, kinh tế, thị trường và nhiều yếu tố khác. Do đó, sự thay đổi của các yếu tố xuất khẩu sẽ có tác động khác nhau đến khối lượng xuất nhập khẩu.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu là tỷ giá hối đoái. Những thay đổi về tỷ giá này trong một quốc gia có thể có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó.
Đây là 3 nhân tố có tác động lớn nhất đến kim ngạch xuất khẩu, chỉ cần một trong các nhân tố này thay đổi thì cán cân xuất khẩu của một quốc gia sẽ thay đổi. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu còn chịu tác động của một số nhân tố khác.
Thực tế cho thấy, quốc gia nào có ngành logistics phát triển chắc chắn lượng xuất khẩu hàng năm sẽ tăng lên. Nhà nước đang khuyến khích và quan tâm đến chiến lược phát triển ngành logistics, đặc biệt là nguồn nhân lực của ngành.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đang chi rất nhiều tiền để áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics trong nước.
Phát triển kinh tế và chính sách thương mại, ngoại thương
Chính sách ngoại giao, chính sách thương mại, thuế suất ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của một công ty hay một quốc gia.
Hiện nay, nhiều nước đang thành lập các liên minh kinh tế, khu phi thuế quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên, đây cũng là chính sách đối ngoại tin cậy, cùng có lợi.
Để xác định kim ngạch xuất nhập khẩu, bạn sử dụng công thức sau:
Kim ngạch xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu / Giá trị nhập khẩu) x 100%
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover) là tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cộng lại.
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị hàng hóa mà một doanh nghiệp hay một quốc gia xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (một tháng, một quý, một năm). Phần giá trị này được chuyển đổi và đồng bộ hóa bằng đơn vị tiền tệ cụ thể mà quốc gia hoặc doanh nghiệp nhận được. Kim ngạch xuất khẩu đánh giá các điều kiện kinh tế và tài chính của các công ty và quốc gia.
Kim ngạch xuất khẩu tăng là một tín hiệu lạc quan về tình hình tài chính của một công ty hay một quốc gia. Ngược lại, nếu khối lượng xuất khẩu thấp, thu ngoại tệ thấp thì sự phát triển kinh tế tài chính của doanh nghiệp và đất nước sẽ chậm lại.
Năm 1986, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 2,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 789 triệu USD và nhập khẩu là 2,15 tỷ USD.
Đến năm 2006, sau 20 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 84,7 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 39,8 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt 44,9 tỷ USD.
Dấu mốc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã thực sự mở ra một trang mới cho hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cụ thể, ngày 1/12/2007, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD.
Ngày 24 tháng 12 năm 2011, cột mốc quan trọng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt được là 200 tỷ USD. Đến năm 2017, con số đó đã tăng gấp đôi lên 400 tỷ USD. Chỉ trong 10 năm (2007-2017), kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã tăng gấp 4 lần.
Kết quả xuất nhập khẩu tiếp tục đạt những mốc son mới, năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vượt 480 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gần 243,5 tỷ USD. Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đứng thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Vì vậy, Việt Nam tiếp tục đứng trong nhóm 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 78,7 tỷ USD.Theo bảng xếp hạng gần đây nhất năm 2021, WTO ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 23 thế giới và nhập khẩu của Việt Nam đứng thứ 20 thế giới. Trong ASEAN, Việt Nam là nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn thứ hai (sau Singapore).
Kim ngạch xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng để đo lường trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào sự biến động của hoạt động thương mại và quan hệ toàn cầu.
Qua bài viết này, hy vọng Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để làm việc trong ngành xuất nhập khẩu đạt hiệu quả tốt nhất.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học báo cáo quyết toán hải quan, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM
AsemconnectVietnam - Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong tháng 12/2022 đạt 376,5 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng trước.
Trong năm 2022 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt trên 4,52 tỷ USD, tăng 15,7% so năm 2021. Xuất khẩu sang Pháp đạt 3,6 tỷ USD trong năm 2022 Nhóm hàng sắt thép các loại là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Indonesia đạt 450,4 triệu trong năm 2022, giảm 4,06%, chiếm 9,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này; tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 447,5 triệu USD, chiếm 9,8%, giảm 4,2% so với năm 2021. Tiếp đến là mặt hàng dệt may, đạt 404,6 triệu USD, chiếm 8,9% tỷ trọng xuất khẩu. Nhìn chung, trong năm 2022, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Indonesia đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021; trong đó một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh: Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 48,7%; sản phẩm từ sắt thép tăng 37,4%; gạo tăng 77,9%; hàng thủy sản tăng 150%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 61,4%. Một số nhóm hàng giảm như: Xơ sợi dệt các loại giảm 8%; kim loại thường khác và sản phẩm giảm 16%; hóa chất giảm 53,7%; than các loại giảm 71,3%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 34,3% so với năm 2021. Nguồn: VITIC
By CareerLinkĐăng ngày: 15/4/2021
Kim ngạch là gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe thời sự nhắc nhiều cụm từ kim ngạch xuất nhập khẩu. Nếu bạn không phải người làm việc hay có nghiên cứu về kinh tế thì thuật ngữ này sẽ khiến bạn bối rối đôi chút. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về cụm từ thường gặp này.
Kim ngạch được chia thành hai loại là kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Dưới đây là định nghĩa về hai loại kim ngạch này.
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một kỳ thời gian cố định có thể là tháng, quý hoặc năm. Phần giá trị này được quy đổi và đồng bộ về một loại tiền tệ cụ thể mà nhà nước hoặc doanh nghiệp thu về.
Kim ngạch xuất khẩu đánh giá tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đất nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đất nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu về ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp và đất nước đang chậm phát triển.
Kim ngạch xuất khẩu có nghĩa là tiền bán bất kỳ hàng hóa xuất khẩu nào nhưng không bao gồm cước phí hoặc bảo hiểm liên quan đến việc vận chuyển.
Công thức tính kim ngạch xuất khẩu
Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu) x 100%
Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp hoặc đất nước trong kỳ thời gian cụ thể tháng, quý, năm. Có thể hiểu đây là chi phí ngân sách dành cho việc nhập khẩu hàng hóa.
Thông thường, kim ngạch nhập khẩu sẽ được kiểm soát để cho giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Vì xét cho cùng, giá trị kim ngạch xuất khẩu thể hiện năng lực của nền kinh tế quốc gia.
Thực trạng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2020
Hiểu được kim ngạch là gì, có thể nhiều người thắc mắc vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua như thế nào? Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình kinh tế thế giới năm 2020 có nhiều biến động lớn mang đến nhiều thách thức cho thương mại quốc tế. Xung đột thương mại Mỹ – Trung cũng mang đến những thay đổi phức tạp, đa chiều trong quan hệ kinh tế giữa các nền chính trị lớn trên toàn cầu. Kinh tế thế giới đối mặt với sự suy thoái sâu nhất trong nhiều năm.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra theo kế hoạch. Tình hình dịch bệnh phức tạp đã khiến các quốc gia quyết định đóng cửa biên giới đặt ra nhiều rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu để hỗ trợ bảo vệ các sản phẩm nội địa, các sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều là nông, thủy sản.
Nhờ những biện pháp phòng chống dịch bệnh quyết liệt và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại của Việt Nam vẫn đảm bảo giữ được phong độ trong sự đứt gãy của thương mại toàn cầu. Đà tăng trưởng được đảm bảo, lực kéo của nền kinh tế vẫn đầy sức sống. Trong khi các quốc gia trong khu vực có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ các năm trước, Việt Nam lại đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đáng chú ý trong năm 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2020 đạt khoảng 543 tỷ USD, tăng trưởng dương 5% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 282 tỷ USD, cao hơn 6.5%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 263 tỷ USD cao hơn 3.6%. Như vậy cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2020 xuất siêu khoảng 19 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc.
Trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 thì 78 tỷ USD là thị phần của khu vực kinh tế trong nước con số này giảm 1% và chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó khu vực vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm dầu thô) đạt hơn 200 tỷ USD, tăng hơn 9% chiếm trên 70% (tỷ trọng tăng 2 điểm phần trăm so với năm trước đó).
Số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là 31 trong đó số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD chiếm 24, trên 5 tỷ USD chiếm 9 và trên 10 tỷ USD là 6 mặt hàng. Con số ấn tượng nhất đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 51%, đạt 18% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng lại giảm 1% so với năm trước đó.
Mặt hàng đạt con số khả quan khác là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 45 tỷ USD cao hơn 25%. Trong thời gian gần đây mặt hàng điện tử, máy tính điện thoại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu cao chi phối kim ngạch xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu của nhóm mặt hàng này gần đạt tới ngưỡng 100 tỷ USD (con số này là 87 tỷ năm 2019 và năm 2020 đã đạt đến 96 tỷ USD) tỷ trọng đã đạt đến gần 34% kim ngạch xuất khẩu toàn năm 2020.
Một năm nền kinh tế phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, mà thành tích xuất siêu vừa được giữ vững và còn đạt được kỷ lục mới. Mặc dù thành tích này có sự góp phần của sự giảm sút của kim ngạch nhập khẩu. Tuy vậy đây vẫn là một thành tựu đáng tự hào và là bước đà quan trọng để nền kinh tế tiến vào năm 2021.
Trên đây là một số chia sẻ về kim ngạch là gì và các thông tin liên quan, hi vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn.