Giấy Tờ Đi Phỏng Vấn Visa Mỹ

Giấy Tờ Đi Phỏng Vấn Visa Mỹ

Có bao giờ bạn thắc mắc giấy tờ cần thiết đi phỏng vấn Visa Mỹ bao gồm những loại giấy tờ gì? Và những loại giấy tờ này là bản chính (bản gốc) hay bản photo có chứng thực của Sở Tư pháp là được? Việc tìm hiểu, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và sắp xếp một cách khoa học, hợp lý theo yêu cầu của Cơ quan Lãnh sự là hết sức quan trọng và cần được đảm bảo.

Có bao giờ bạn thắc mắc giấy tờ cần thiết đi phỏng vấn Visa Mỹ bao gồm những loại giấy tờ gì? Và những loại giấy tờ này là bản chính (bản gốc) hay bản photo có chứng thực của Sở Tư pháp là được? Việc tìm hiểu, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và sắp xếp một cách khoa học, hợp lý theo yêu cầu của Cơ quan Lãnh sự là hết sức quan trọng và cần được đảm bảo.

Những lưu ý hết sức quan trọng khác để đi phỏng vấn xin Visa du lịch Mỹ

Bạn có thể xem yêu cầu hồ sơ của trang Lãnh sự quán Mỹ tại đây.

Đậu hay rớt visa Mỹ sẽ được viên chức trả lời ngay trong buổi phỏng vấn. Nếu để rớt Visa Mỹ thì bạn sẽ phải mất một thời gian dài để có thể xin phỏng vấn buổi tiếp theo và khả năng đậu đã bị giảm đi nhiều lần.

Vì vậy việc chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn Visa Mỹ là hết sức quan trọng và cần được đảm bảo chuẩn mực.

Xem thêm: Dịch vụ xin Visa Mỹ, Dịch vụ xin Visa Úc, Dịch vụ xin Visa Châu Âu, Dịch vụ xin Visa Châu Á, Dịch vụ xin Visa Canada.

Hướng dẫn Thủ tục xin visa du học Mỹ.

Độ tuổi du học Mỹ bao nhiêu là thích hợp?

Chi phí du học Mỹ cần bao nhiêu tiền là đủ?

Các câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ.

DANH SÁCH GIẤY TỜ CẦN THIẾT KHI ĐI PHỎNG VẤN VISA MỸ

Lưu ý: Kiểu tóc khi đi phỏng vấn không được quá khác so với hình chụp nộp cho Cơ quan lãnh sự vì đã có một số trường hợp xảy ra, đương đơn trước khi đi phỏng vấn đã làm lại kiểu tóc trông khác hoàn toàn so với hình chụp. Khi vừa vào phỏng vấn Cơ quan lãnh sự đã mời về mà không kịp trình bày phần phỏng vấn.

Xem thêm những giấy tờ cần thiết khi xin visa du học Mỹ.

GIẤY TỜ CẦN THIẾT KHI ĐI PHỎNG VẤN VISA MỸ

Cuộc phỏng vấn visa Mỹ để du học là cánh cửa ải khó khăn để hiện thực hóa ước mơ đặt chân đến các ngôi trường danh tiếng tại đại học Hoa Kỳ. Do đó, các bạn phải có một sự chuẩn bị thật sự chu đáo, kỹ lưỡng và tâm lý vững vàng trước khi bước vào đối diện cùng đại sứ quán Mỹ. Vậy giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn visa Mỹ bao gồm những gì? Hãy để Du Học Á – Âu nhắc lại lần nữa những lưu ý quan trọng về giấy tờ, phương pháp để chinh phục phòng phỏng vấn visa Mỹ nhé.

Chi phí nộp đơn xin thị thực du học Mỹ

Lệ phí - Thanh toán phí xin thị thực không hoàn lại, bạn được yêu cầu thanh toán trước cuộc phỏng vấn.

Chi phí xin visa du học Mỹ bao gồm các khoản sau: Phí SEVIS I-901: 350 USD, khoảng 8.750.000 VND (tỷ giá 25.000 VND = 1 USD). Lệ phí xin visa: 185 USD, khoảng 4.625.000 VND (tỷ giá 25.000 VND = 1 USD).

Giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn visa Mỹ

Hoa Kỳ hỗ trợ giáo dục quốc tế và chào đón sinh viên nước ngoài đến để học tập và làm việc. Trước khi nộp đơn xin thị thực, sinh viên phải được trường học hoặc nhà tài trợ chương trình của họ chấp nhận.

Thu thập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết sau đây trước cuộc phỏng vấn xin visa của bạn:

Tài liệu bổ sung có thể được yêu cầu: Viên chức lãnh sự sẽ phỏng vấn bạn để xác định trình độ của bạn để xin thị thực du học và có thể yêu cầu các tài liệu bổ sung, chẳng hạn như bằng chứng về:

Lưu ý: Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã quyết định rằng, đối với mục đích xin thị thực, hộ chiếu mới của Việt Nam được cấp kể từ ngày 1/7/2022 mà không có thông tin nơi sinh sẽ phải bổ sung bị chú của chính phủ Việt Nam về nơi sinh. Chúng tôi khuyến cáo tất cả các cá nhân đã có lịch hẹn phỏng vấn trong thời gian tới cần bổ sung bị chú trước ngày hẹn. Tất cả các đương đơn xin thị thực có hộ chiếu mới bìa màu xanh tím than phải có bị chú về nơi sinh trước buổi phỏng vấn. Các đương đơn không có bị chú trong hộ chiếu bìa màu xanh tím than sẽ không được phép phỏng vấn và phải đặt lại lịch hẹn khác.

Nguồn: https://travel.state.gov/

Bí quyết phỏng vấn visa du học Mỹ thành công

Chuẩn bị đầy đủ các bộ giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn visa Mỹ như đã nêu trên là một yếu tố quan trọng để bạn đảm bảo tỷ lệ thành công trước khi bước vào đối diện cùng các lãnh sự viên. Bạn cần phải sắp xếp hồ sơ rõ ràng, dễ tìm thấy và có thể trình bày ngay khi được yêu cầu. Hãy nhớ hồ sơ cần phải đảm bảo tính chính xác, minh bạch và thuyết phục – đặc biệt với các hồ sơ về tài chính.

Bạn hãy tìm hiểu trước bộ câu hỏi thường gặp trong vòng phỏng vấn visa Mỹ và liệt kê ra cách trả lời phù hợp để không bị lúng túng hay bối rối khi được hỏi.

Một tâm lý tự tin, bình tĩnh, chuyên nghiệp sẽ dễ dàng tạo được thiện cảm cũng như nhận được đánh giá cao từ lãnh sự quán Mỹ. Để có được phong thái này, bạn có thể tham gia mô hình phỏng vấn thử của Du Học Á – Âu để được trải nghiệm cảm giác và làm quen với không khí tương tự như ở đại sứ quán.

Trên đây là những thông tin chi tiết về giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn visa Mỹ cũng như cách thức chuẩn bị tâm lý và kiến thức để đảm bảo tỷ lệ đậu Visa cao nhất. Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm đến mô hình phỏng vấn thử Visa du học Mỹ tại Du Học Á – Âu cũng như được tư vấn làm hồ sơ Visa hoàn chỉnh, kỹ lưỡng và thuyết phục nhất, hãy liên hệ Á - Âu để được hỗ trợ và giúp đỡ thông tin chu đáo nhất nhé!

Một trong những lý do thường gặp nhất khiến bạn phải đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ nhiều lần là do không nộp đủ giấy tờ cần mang theo khi phỏng vấn visa Mỹ. Bạn cần đảm bảo mang theo tất cả các giấy tờ được yêu cầu đến buổi phỏng vấn, cùng với bất kỳ bằng chứng nào giúp chứng minh mối quan hệ đã khai trong đơn bảo lãnh là đúng sự thật.

Đương đơn có trách nhiệm đảm bảo nộp đầy đủ tất cả các giấy tờ được yêu cầu tại buổi phỏng vấn. Vì vậy, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo hồ sơ của bạn có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết, tránh tình trạng phải quay lại Lãnh sự quán nhiều lần.

Đương đơn cần nộp cả bản chính và bản sao những giấy tờ liệt kê bên dưới. Viên chức Lãnh sự sẽ trả lại những giấy tờ bản chính sau khi phỏng vấn. Tất cả những giấy tờ không phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh có chứng nhận rõ ràng rằng “Bản dịch chính xác” và “Người dịch đủ năng lực dịch thuật”.

Đương đơn phải sắp xếp các giấy tờ theo đúng thứ tự được liệt kê dưới đây và tách riêng tất cả các giấy tờ bản chính. Mỗi đương đơn phải có một bộ hồ sơ riêng. Nếu đương đơn không nộp đủ tất cả các giấy tờ được yêu cầu cho buổi phỏng vấn, hồ sơ của đương đơn có thể bị từ chối hoặc việc in thị thực có thể bị trì hoãn.

LƯU Ý: Riêng với các hồ sơ được xử lý qua Hệ thống Nộp hồ sơ Điện tử (CEAC), nếu đương đơn trước đó được yêu cầu phải tải đầy đủ tất cả các giấy tờ theo yêu cầu và mẫu đơn bảo trợ tài chính lên hệ thống CEAC trước buổi phỏng vấn và đương đơn đã hoàn tất yêu cầu này, đương đơn chỉ cần đem các giấy tờ bản chính đến Lãnh sự quán để viên chức Mỹ đối chiếu với các giấy tờ đương đơn tải lên hệ thống CEAC. Đương đơn không cần đem theo giấy tờ bản sao. Tuy nhiên, hãy đảm bảo đương đơn đã tải đầy đủ tất cả các giấy tờ theo yêu cầu lên hệ thống CEAC trước buổi phỏng vấn. Nếu không tải đầy đủ toàn bộ giấy tờ theo yêu cầu lên hệ thống CEAC trước ngày phỏng vấn, việc cấp thị thực có thể bị trì hoãn.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các giấy tờ cần thiết phải mang đến buổi phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán. Vì các loại giấy tờ khá nhiều và phức tạp, Green Visa khuyên bạn nên ghi lại danh sách giấy tờ cần mang theo khi phỏng vấn visa Mỹ, để chuẩn bị và kiểm tra lại nhằm tránh sai sót hoặc thiếu. Việc thiếu các giấy tờ dưới đây, sẽ làm việc xử lý hồ sơ và chuyển phát thị thực có thể bị trì hoãn.

1. Đăng ký Địa chỉ: Đương đơn phải đem theo Trang Xác nhận Đăng ký Địa chỉ sau khi đăng kí. Xin lưu ý mỗi đương đơn có số hồ sơ khác nhau đều phải làm theo hướng dẫn để tạo hồ sơ riêng và đăng ký địa chỉ. 2. Tờ Thông tin Hộ chiếu 3. Bản sao Thư mời phỏng vấn. 4. Trang xác nhận in khi hoàn tất Đơn DS-260 (đối với diện định cư) hoặc Đơn DS-160 (đối với diện K). 5. Hình xin thị thực 6. Chứng minh nhân dân: bản chính và bản sao.

7. Hộ chiếu: Bản chính và bản sao. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 60 ngày tính từ ngày thị thực Hoa Kỳ hết hạn. Yêu cầu mỗi đương đơn đều phải nộp hai bản sao trang thông tin hộ chiếu riêng, kể cả trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ.

8. Hộ khẩu: bản chính và bản sao.

9. Giấy khai sinh: Bản chính và bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh, của mỗi đương đơn có tên trên hồ sơ và của tất cả các con của đương đơn chính (ngay cả khi người con đó không đi cùng). Trong trường hợp không có giấy khai sinh của người bảo lãnh, viên chức lãnh sự sẽ xem xét và hướng dẫn thêm cho đương đơn khi phỏng vấn. Nếu đương đơn là con nuôi hoặc đương đơn có nhận con nuôi, đương đơn phải nộp thêm giấy cho nhận con nuôi hợp pháp.

10. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (không yêu cầu nếu chưa bao giờ kết hôn): * Bản chính và bản sao: Giấy đăng ký kết hôn nếu đương đơn đã kết hôn (bản chính và bản sao.) * Bằng chứng hợp pháp về việc chấm dứt hôn nhân trước đây của người bảo lãnh và của các đương đơn(Bản chính và bản sao Giấy ly hôn hoặc Giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ, nếu có).

11. Bản chính Phiếu Lý Lịch Tư Pháp số 2: Lý lịch tư pháp số 2 được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn đang sinh sống hoặc nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo Hộ khẩu, được yêu cầu đối với mỗi đương đơn từ 16 trở lên.

12. Bản chính Lý lịch Tư pháp nước ngoài (nếu có): * Đối với đương đơn xin thị thực định cư: Nộp bản chính lý lịch tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất một năm kể từ khi đủ 16 tuổi. * Đối với đương đơn xin thị thực diện K: Nộp bản chính lý lịch tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất sáu tháng kể từ khi đủ 16 tuổi.

13. Hồ sơ tiền án tiền sự (nếu có): Bản chính và bản sao. Các đương đơn từng bị kết án phải nộp bản sao có công chứng của mỗi án tích và bất kỳ án tù nào, cho dù sau đó đương đơn được hưởng những ân xá hay bất kỳ hình thức khoan hồng nào khác. Các án tích cần bao gồm đầy đủ thông tin về các tình tiết liên quan đến việc phạm tội của đương đơn và phán quyết của toà, bao gồm bản án, hình phạt hay các hình thức phạt tiền mà người bị kết án buộc phải thi hành.

14. Hồ sơ quân đội (nếu có): Bản sao. Các đương đơn đã từng phục vụ trong quân đội ở bất kỳ quốc gia nào đều phải nộp 1 bản sao hồ sơ quân đội của mình.

15. Kết quả kiểm tra sức khỏe: Sau khi hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe, đương đơn sẽ nhận được kết quả kiểm tra sức khỏe trong một phong bì đã niêm phong. ĐƯƠNG ĐƠN KHÔNG ĐƯỢC MỞ PHONG BÌ NÀY. Vui lòng đem theo phong bì niêm phong có kết quả kiểm tra sức khỏe đến buổi phỏng vấn xin thị thực. Trong một số trường hợp, đơn vị khám sức khỏe do Lãnh sự quán chỉ định sẽ gửi thẳng kết quả kiểm tra sức khỏe của bạn đến Lãnh sự quán.

16. Hồ sơ bảo trợ tài chính: * Đối với đương đơn xin thị thực định cư: Người bảo lãnh và người đồng bảo trợ phải điền đầy đủ thông tin, ký tên và nộp Hồ sơ bảo trợ tài chính (Mẫu I-864) cho mỗi đương đơn xin thị thực định cư. Mỗi mẫu đơn I-864 của người bảo lãnh và người đồng bảo trợ phải đi kèm với bản ghi khai thuế do Sở Thuế Liên Bang (IRS) cấp (IRS tax transcripts) và các mẫu W-2 liên quan.

Nếu mẫu I-864 do người đồng bảo trợ nộp, người đồng bảo trợ này phải nộp thêm bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp của người đồng bảo trợ như: bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thẻ thường trú nhân.

Trong trường hợp người bảo lãnh đã nộp đầy đủ các hồ sơ bảo trợ tài chính đến Trung Tâm Thị thực quốc gia (NVC), đương đơn không cần nộp lại các hồ sơ này khi phỏng vấn. Nếu chưa nộp, đương đơn vui lòng chuẩn bị các hồ sơ này để nộp vào ngày phỏng vấn. Trong một số trường hợp, nếu giấy tờ tài chính mà đương đơn chuẩn bị không đáp ứng đúng yêu cầu về thu nhập tối thiểu và viên chức Lãnh sự sẽ yêu cầu đương đơn nộp thêm các giấy tờ chứng minh tài chính khác sau khi phỏng vấn. Bản sao và bản chụp (scanned) của mẫu đơn I-864 và những chứng từ bảo trợ khác được chấp nhận.

* Đối với đương đơn xin thị thực diện K: Người bảo lãnh có thể điền và nộp bản chính mẫu đơn bảo trợ tài chính (I-134) cho đương đơn chính và một bản sao cho mỗi đương đơn phụ thuộc. Ngoài ra cần nộp thêm một bản ghi khai thuế do Sở Thuế Liên Bang (IRS) cấp (IRS tax transcripts) và các giấy W-2 nếu có.

Đối với trường hợp có người đồng tài trợ: Ngoài những giấy tờ tài chính nêu trên, người đồng tài trợ nên nộp thêm bằng chứng về tình trạng cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ như một bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu, giấy nhập tịch, hoặc thẻ thường trú nhân. Viên chức sẽ quyết định vào buổi phỏng vấn xem có chấp nhận người đồng tài trợ hay không.

17. Bằng chứng về mối quan hệ: Đương đơn cần chuẩn bị toàn bộ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên phụ thuộc trong gia đình đi cùng (nếu có).

* Diện hôn phu/hôn thê (K): Vui lòng đề tên và ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian và phân thành hai nhóm: trước và sau khi đính hôn. Bằng chứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn các hình ảnh, thư từ, hoá đơn điện thoại và những bằng chứng có liên quan khác để hỗ trợ việc chứng minh với viên chức lãnh sự về mối quan hệ thực sự của đương đơn với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy hình ảnh ra khỏi album và chỉ mang theo những hình ảnh rời.

* Diện bảo lãnh vợ-chồng: Vui lòng đề tên, ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian và phân thành hai nhóm: trước và sau khi kết hôn. Bằng chứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn các hình ảnh, thư từ, hoá đơn điện thoại và những bằng chứng có liên quan khác để chứng minh với viên chức lãnh sự về mối quan hệ thực sự của đương đơn với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy hình ảnh ra khỏi album và chỉ mang theo những hình ảnh rời. >> Xem thêm: Cách xây dựng bằng chứng thuyết phục Lãnh Sự Quán.

* Nếu đương đơn là con kế của người bảo lãnh: Giấy chứng nhận kết hôn bản chính của người bảo lãnh và cha mẹ ruột của đương đơn và một bản sao cùng giấy tờ ly hôn với tất cả vợ hoặc chồng trước đây của cả hai người.

* Diện bảo lãnh đi làm việc: Người sử dụng lao động của đương đơn tại Hoa Kỳ phải cung cấp bằng văn bản giấy xác nhận cho thấy vị trí công việc họ đã đề nghị cho đương đơn vẫn còn hiệu lực. Giấy xác nhận phải được in trên giấy có tiêu đề / biểu tượng của doanh nghiệp, có chữ ký gốc của người sử dụng lao động và phải được công chứng.

* Diện bảo lãnh khác: Đương đơn cần chuẩn bị sổ đăng ký hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh cũ, giấy chứng sinh của bệnh viện, sổ gia đình công giáo… để chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh. Nguồn thông tin được tham khảo tại trang website chính thống của Lãnh sự quán Mỹ. >> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn visa thuyết phục Lãnh Sự Quán.

Dịch vụ làm hồ sơ bảo lãnh định cư của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu từ Chính Phủ và hướng dẫn thu thập các bằng chứng về mối quan hệ, hồ sơ bảo trợ tài chính từ giai đoạn USCIS và NVC. Sau khi hồ sơ được gửi về Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam, Green Visa sẽ hướng dẫn giấy tờ cần mang theo khi phỏng vấn visa Mỹ, chích ngừa và khám sức khỏe. Quan trọng nhất, với kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi hiểu quan điểm của viên chức Mỹ để hướng dẫn bạn trả lời phỏng vấn để làm sao lấy được visa thành công!

Phỏng vấn visa Mỹ là bước cuối cùng để “lấy visa”, tuy nhiên nhiều trường hợp do tâm lý căng thẳng, thiếu tự tin hoặc hồ sơ thiếu các giấy tờ, bằng chứng cần thiết dẫn tới việc phải nhận một tờ giấy màu xanh thông báo visa chưa được cấp.

Green Visa hiểu rằng, với bất kỳ ai bị từ chối hồ sơ đoàn tụ đều thất vọng, hoang mang, lo lắng và không biết giải quyết như thế nào?

Vì vậy, chúng tôi muốn cung cấp một vài thông tin dựa trên kinh nghiệm, muốn giúp bạn hiểu rõ việc nhận giấy xanh có nghĩa là như thế nào và cách giải quyết ra sao. Và bạn hãy tin rằng, “vàng thật không sợ lửa” chỉ cần có sự kiên trì, tìm được lý do tại sao hồ sơ bị từ chối, khắc phục thì yên tâm là bạn sẽ được cấp visa.