Việc tiêm vắc xin HPV mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng ngừa các bệnh như ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, ung thư hậu môn, và các bệnh liên quan khác. Vậy giá tiêm HPV và khám sàng lọc trước khi tiêm là bao nhiêu? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Việc tiêm vắc xin HPV mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng ngừa các bệnh như ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, ung thư hậu môn, và các bệnh liên quan khác. Vậy giá tiêm HPV và khám sàng lọc trước khi tiêm là bao nhiêu? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nên tiêm vacxin HPV cho nam giới để phòng bệnh
Hiện tại, vắc xin Gardasil phòng 4 tuýp virus HPV 6, 11, 16 và 18 đang được lưu hành tại Việt Nam. Loại vaccine này đã được phê chuẩn để sử dụng cho nam và nữ trong độ tuổi 9-26, tuy nhiên độ tuổi thích hợp nhất để tiêm là 11-13 tuổi.
Khi cần điều chỉnh lịch tiêm, mũi 2 phải cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.
Hiện nay, vắc-xin ngừa virus HPV được chỉ định tiêm ở nữ giới từ 9-26 tuổi. Tuy nhiên bé trai từ 11-13 tuổi cũng được đánh giá là độ tuổi tốt để đạt lợi ích tương tự từ vắc-xin này.
Trong trường hợp không được tiêm vắc-xin từ 9-13 tuổi, nhiều chuyên gia cũng đề xuất người đồng tính nam, lưỡng tính hoặc bất cứ nam giới nào có quan hệ đồng giới, nam nữ bị hội chứng suy giảm miễn dịch (bao gồm HIV/AIDS) cũng nên chủ động tiêm vắc-xin ngừa virus HPV trước năm 45 tuổi. Thậm chí nam giới nhiễm HPV một hoặc nhiều chủng vẫn có thể chủng ngừa trước độ tuổi trên. Vắc-xin có thể bảo vệ chống lại các loại virus HPV khác có trong vắc-xin mà người tiêm chưa bị nhiễm.
Tiêm phòng HPV không cần xét nghiệm trước khi tiêm. Để tiêm HPV, bạn chỉ cần trong độ tuổi tiêm vắc xin (tốt nhất là 9 – 26 tuổi), không mang thai, không mắc các bệnh cấp tính, và không dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Khám sàng lọc trước khi tiêm là hoạt động không bắt buộc. Nếu vẫn muốn thực hiện, bạn có thể trao đổi với cơ sở tiêm phòng để được tư vấn chi tiết.
Vắc xin HPV có khả năng ngăn ngừa hơn 90% các loại ung thư do virus HPV gây ra, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm hộ… Vắc xin giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng này trong tương lai.
Kể từ khi vắc xin HPV được áp dụng, số lượng thanh thiếu niên và người trẻ mắc sùi mào gà đã giảm mạnh. Vắc xin hiệu quả trong việc phòng ngừa các chủng virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục, loạn sản, tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo…
Ở những phụ nữ đã tiêm vắc xin, tỷ lệ tổn thương tiền ung thư cổ tử cung do các chủng virus HPV nguy cơ cao gây ra đã giảm 40%, từ đó giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy vắc xin HPV cung cấp sự bảo vệ lâu dài, duy trì hiệu quả sau hơn 12 năm. Hiện không có bằng chứng cho thấy hiệu quả của vắc xin giảm theo thời gian, đảm bảo khả năng phòng ngừa bền vững đối với HPV.
Việc tiêm vắc xin HPV không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn góp phần giảm sự lây lan của virus HPV trong cộng đồng và ngăn ngừa các bệnh liên quan.
Liệu trình tiêm ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào tuổi tiêm vắc xin và tình trạng sức khỏe của người tiêm. Thông thường, với trẻ tiêm phòng trước 15 tuổi chỉ cần hoàn thành 2 mũi tiêm. Trong khi đó, người bắt đầu tiêm sau thời gian này cần tiêm đủ 3 mũi.
Liệu trình tiêm vắc xin HPV thường hoàn thành trong 6 tháng. Với người tiêm 2 mũi, mũi 2 chỉ cần cách mũi 1 khoảng 6 đến 12 tháng. Với người tiêm HPV theo lộ trình 3 mũi, thời gian giữa các mũi tiêm như sau:
Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?
Theo chỉ định của các cơ sở y tế, bạn cần hoàn thành phác đồ tiêm 2 hoặc 3 mũi tiêm phòng mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư liên quan do virus HPV gây ra tùy vào độ tuổi. Trong đó, người tiêm phòng trước 15 tuổi chỉ cần tiêm 2 mũi HPV, và người tiêm sau độ tuổi này cần đảm bảo hoàn thành 3 mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Các mũi tiêm đã được nghiên cứu và phân tích hàng lượng để phù hợp với khả năng đáp ứng của người tiêm để phát huy hiệu quả tốt nhất. Việc tiêm không đủ liều có thể không mang đến tác dụng phòng tránh sự xâm nhập của virus HPV gây hại.
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy nhiều trường hợp dù chỉ tiêm 1 mũi HPV vẫn mang lại hiệu quả phòng bệnh ung thư cổ tử cung cao. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có y văn nào khẳng định chỉ cần tiêm duy nhất 1 mũi. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch tiêm phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV
Theo khuyến cáo của CDC, các đối tượng tiêm gồm:
Vắc xin HPV giúp bảo vệ khỏi các loại virus HPV có khả năng gây ra các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, và mụn cóc sinh dục. Đặc biệt, tháng 5/2024, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt mở rộng độ tuổi tiêm phòng HPV đối với vắc xin Gardasil 9 từ 9 – 26 tuổi thành 9 – 45 tuổi ở cả nam và nữ.
Bên cạnh đó, theo CDC, các đối tượng sau không được khuyến cáo tiêm phòng ung thư cổ tử cung với vắc xin HPV, cụ thể:
Khi tiêm phòng virus HPV, có một số lưu ý quan trọng bạn cần chú ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa của vắc xin:
Giá tiêm HPV có sự chênh lệch tùy vào chủng loại, cơ sở tiêm phòng, các dịch vụ đi kèm… Tùy vào nhu cầu phòng bệnh và ngân sách, bạn có thể lựa chọn loại vaccine phù hợp. Hãy liên hệ với cơ sở tiêm phòng để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm: Nên tiêm HPV 4 chủng hay 9 chủng?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Virus HPV là một loại virus phổ biến lây qua đường tình dục. Chúng phổ biến đến mức dù đối tượng quan hệ tình dục là nam hay nữ đều có thể bị lây nhiễm tại một thời điểm nào đó trong đời. Nam giới cũng có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do HPV gây ra như sùi mào gà, ung thư dương vật, miệng, vòm họng. vì vậy việc nam giới tiêm phòng HPV là cần thiết.
HPV (Human Papillomavirus - virus u nhú ở người) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục hoặc lây khi tiếp xúc qua da. Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục người và 15 loại đặc biệt nguy hiểm. Trong đó, tuýp virus 16, 18 là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới; ung thư dương vật ở nam và các loại ung thư vùng đầu - cổ, tuýp 6 và 11 là nguyên nhân gây sùi mào gà/ mụn rộp sinh dục ở cả nam giới và nữ giới.
Nam giới có thể bị nhiễm virus HPV thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Trên 90% các trường hợp ung thư hậu môn, khoảng 70% trường hợp ung thư hầu họng và trên 60% các ca bệnh ung thư dương vật. Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc ung thư hậu môn liên quan tới HPV cao gấp 17 lần so với nam giới có quan hệ tình dục khác giới
Virus HPV có thể gây nhiều bệnh ở nam giới như: Nguy cơ bị sùi mào gà do HPV-6, HPV-11 hoặc ung thư miệng, vòm họng, hậu môn, dương vật do HPV-16, HPV-18,
Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tiêm vắc-xin HPV cho cả trẻ em trai và gái vì virus HPV là nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục và nhiều bệnh ung thư cho cả 2 giới. Ngoài việc bảo vệ nam giới khỏi bệnh sùi mào gà, ung thư hậu môn, dương vật, miệng, ung thư vòm họng do virus HPV thì việc tiêm vắc-xin ngừa HPV cho nam giới còn có tác dụng bảo vệ cho bạn tình của họ không bị lây nhiễm HPV.
Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu để loại trừ virus HPV. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra ở nam giới như ung thư cơ quan sinh dục, ung thư vùng đầu - cổ,... thì biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tiêm ngừa HPV.
Đặc biệt, cần tiêm vắc-xin ngừa HPV cho bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người đồng giới cho đến 45 tuổi.