Đọc Sách Báo Viết Về Thiếu Nhi Việt Nam

Đọc Sách Báo Viết Về Thiếu Nhi Việt Nam

Các hoạt động của Những ngày Văn học châu Âu:

Các hoạt động của Những ngày Văn học châu Âu:

NUÔI DƯỠNG THẾ GIỚI TINH THẦN BẰNG SÁCH

Viết sách cho thiếu nhi luôn là đam mê, và sự nghiệp viết sách cũng chính là quá trình trưởng thành về mặt nhận thức của cô. Ban đầu, việc viết cho thiếu nhi chỉ như một phản ứng tự nhiên với nhu cầu tự thân, Dung hoàn toàn không có ý thức về tâm thế của người đọc. Sau đó, khi đã trở thành một cộng tác viên của tổ chức Room to Read, cô mới hiểu rằng viết cho thiếu nhi thì phải hiểu cách trẻ em đọc sách. Sự nhận thức này giúp cô mở rộng cách tiếp cận trong việc sáng tác và xuất bản: “Trước đây, tôi chỉ nghĩ rằng viết sách cho trẻ cần đơn giản, vui, hấp dẫn về màu sắc và câu chuyện. Nhưng sau này, khi đã hoạt động cùng Ruy Băng Tím đủ lâu, tôi nhận ra rằng trẻ em có quyền biết, và biết đúng về những điều phức tạp. Chúng có thể tạo lập thói quen sống lành mạnh cho mình, và thay đổi cả những người lớn sống quanh mình”.

Một trong những ví dụ cô mang đến cho ELLE là cuốn sổ tay Hormone hạnh phúc do Ruy Băng Tím phát hành. Cuốn sổ ghi chép có những trang đầu tiên là phần giải thích chi tiết với minh họa sống động để giải thích về hạnh phúc cho người trẻ. Không cố gắng kêu gọi người trẻ sống hạnh phúc một cách giáo điều, cô và đồng sự tại Ruy Băng Tím đã chọn giải thích hạnh phúc từ điểm nhìn khoa học. Độc giả được giải thích cụ thể đâu là những hormone mang lại cảm xúc hạnh phúc, đâu là hormone có thể khiến con người cảm thấy buồn bã, căng thẳng, tiêu cực, đâu là những hoạt động có thể thúc đẩy bộ não tiết ra các hormone hạnh phúc đó. Những kiến thức này được diễn giải bằng ngôn ngữ chân phương, giản dị để bất kỳ ai cũng có thể hiểu và xác định được cách để tạo ra thói quen sống lành mạnh, hạnh phúc cho mình.

Nỗ lực giải thích về thế giới và khoa học trong khi cố gắng đặt mình vào vị thế của độc giả và nhu cầu của họ đã trở thành đặc tính riêng trong phong cách xuất bản của Dung. Và không chỉ vậy, cô luôn đặt ra những câu hỏi mới, làm sao để đóng góp nhiều hơn nữa, bên cạnh những cuốn sách có thể giúp chúng ta sống khỏe về thể chất, đâu là giải pháp để giúp chúng ta tìm ra được sự nâng đỡ cho con người văn hóa của mình? Điều thú vị là dù gắn với hình ảnh năng động, với những người trẻ, với sách tranh song ngữ, Dung từng là sinh viên của một ngành học chắc không còn là hàng đầu đối với giới trẻ – Hán Nôm. Đã có lúc, cô nghĩ rằng những kiến thức thu nhận được suốt bốn năm đại học sẽ không có nhiều chỗ đứng trong thế giới hiện đại, bên ngoài môi trường nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên, càng chứng kiến những biến động của xã hội đương thời, cô càng nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì những nền tảng kiến thức này.

HIỂU VĂN HÓA ĐỂ HIỂU CHÍNH MÌNH

“Những ngày giãn cách xã hội, tôi sống một mình với rất nhiều thời gian để nghĩ về bản thể của mình. Và trong chính sự băn khoăn với những câu hỏi dành cho bản thân đó, tôi đã có cơ hội để kết nối với những người trẻ qua một ứng dụng cho phép lập ra những phòng trò chuyện chỉ có âm thanh, không có hình ảnh. Tôi nhận ra, dù là bất kỳ ai, mong mỏi biết được về chính mình luôn là điều hiện hữu”. Dung hồi tưởng lại lý do khiến cô bắt đầu hành trình mới của mình.

Phòng trò chuyện của cô ban đầu là để giúp mọi người giải thích ý nghĩa cái tên của họ và khuyến khích họ tự xác định và khẳng định bản thể. “Ví dụ như tên tôi là Mỹ Dung, được gia đình đặt cho với mong muốn tôi sẽ có một nhan sắc xinh đẹp. Nhưng sau này, lớn lên, tôi cảm thấy chữ Dung ấy không nhất thiết phải chỉ nhan sắc bên ngoài, mà nên được hiểu là sự bao dung, tha thứ”. Những chia sẻ vui vẻ này, không chỉ giúp Mỹ Dung thấy rằng kiến thức Hán Nôm của cô không hẳn là phí hoài, mà còn cho cô một thức nhận lớn lao hơn. Cô thấy rằng chúng ta có thể sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, có những khát vọng khác nhau và những thử thách khác nhau, nhưng trước hết, chúng ta vẫn là người Việt. Được biết về văn hóa Việt, được tự hào về thế giới văn hóa đã nuôi dưỡng gia đình và bản thân mình là nhu cầu tự nhiên của con người, dù không phải ai cũng nhận ra hay để ý tới điều đó. Hiểu rõ rằng chữ Hán không chỉ khó, mà còn là văn hóa ngoại nhập, Dung đồng thời cũng nỗ lực giới thiệu văn hóa dân gian đến với người trẻ.

Từ xuất bản, cô bắt đầu thử những phương thức truyền thông khác để giúp người trẻ có thêm cơ hội học về văn hóa Việt Nam thông qua dự án Vacine Văn Hóa. Cô và đồng sự của mình để khán giả tự tìm kiếm những đề tài họ muốn tìm hiểu, sau đó thực hiện những cuộc trò chuyện để họ thấy văn hóa là một quá trình tiếp biến, là sự biến đổi liên tục để có thể thích ứng với thay đổi xã hội, để họ có thể nhìn ra được căn nguyên lý do của những hoạt động văn hóa truyền thống vẫn được duy trì đến tận ngày nay của người Việt. Và cũng bất ngờ thay, những hoạt động vì cộng động này lại giúp Mỹ Dung nhận ra chính mình: “Hóa ra, tôi đã vốn luôn lưu tâm đến những điều này từ ngay buổi đầu sự nghiệp của mình. Các cuốn sách tranh tôi viết cho trẻ em luôn lấy bối cảnh đồng quê, và khi làm việc với họa sĩ minh họa, tôi luôn nhờ họ vẽ nhân vật mặc trang phục truyền thống. Có lẽ, đó chính là căn tính Việt Nam trong tôi, dù chính tôi không nhận ra”.

Sự thấu hiểu về chính mình lại tiếp tục cho Mỹ Dung động lực để sáng tạo và đóng góp. Cô chỉ ra rằng thị trường sách cho trẻ em ở Việt Nam có quá nhiều sách dịch và trao quá ít cơ hội cho tác giả và họa sĩ minh họa Việt Nam. Cô đang phát triển một dòng sách tâm lý cho trẻ em để không chỉ trẻ em mà cả phụ huynh cũng có cơ hội hiểu các trạng thái cảm xúc của trẻ nhỏ, và học cách chấp nhận mọi cảm xúc, dù đó là tích cực hay tiêu cực. Dòng sách này có thể trải dài từ những cảm xúc đơn giản đến những chứng rối loạn tâm lý và những hướng giải quyết phù hợp. Một dòng sách khác cũng nằm trong kế hoạch của cô là dòng sách sức khỏe thường thức, nhắm đến việc chăm sóc cơ thể hàng ngày từ thiếu nhi đến người cao tuổi. Bên cạnh đó, nỗ lực để lưu giữ và nâng cao hiểu biết về văn hóa dân gian Việt Nam của cô vẫn sẽ được tiếp tục với một BST sách kể lại các câu chuyện thần thoại dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng và minh họa chính xác.

Dung hiểu rõ cô có tham vọng đóng góp lớn, và không thể làm được mọi thứ một mình. “Tôi may mắn luôn có những người giỏi giang đồng hành cùng mình. Tôi biết ơn họ, biết ơn cuộc sống của mình. Và đó là điều góp phần mang lại cho tôi sự hạnh phúc”.

Ở vùng nông thôn, hội trại không chỉ là nơi để các em tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian mà còn là môi trường để các em có cơ hội giao lưu học hỏi. Dù thời gian diễn ra hội trại khá ngắn nhưng để lại dư âm trong các em nhiều ấn tượng đẹp về một thời niên thiếu.

Cùng với các bạn tham gia hội trại hè thiếu nhi vào sáng ngày 3/8 tại xã Tam Hiệp, em Phạm Nhật Thanh (xã Tam Nghĩa) phấn khởi nói, khi nghe anh chị cán bộ đoàn ở xã thông tin về hội trại, em rất háo hức và đăng ký tham gia ngay.

Đến với hội trại, em được làm quen với nhiều bạn đồng trang lứa ở các xã, thị trấn, cùng nhau trải nghiệm các trò chơi thú vị như dựng lều trại, lăn bóng khổng lồ..., những hoạt động đầy ắp tiếng cười.

“Hội trại giúp em thêm tự tin, rèn luyện kỹ năng sống. Cạnh đó, thông qua các trò chơi của hoạt động đoàn, tập cho em tính nhanh nhẹn trong xử lý tình huống, đoàn kết khi làm việc nhóm” - Thanh chia sẻ.

Chị Bùi Thị Lan Phương - Bí thư Đoàn xã Tam Nghĩa cho biết, đoàn xã có 6 đội viên cùng với cán bộ phụ trách tham gia trại hè thiếu nhi lần này. Trước khi đưa các em đi hội trại, Đoàn xã đã tập hợp đội hình luyện tập các kỹ năng tham gia trò chơi, kiến thức tiếng Anh để tham gia thi rung chuông vàng, đồng diễn Semophore…

“Các em học sinh rất háo hức chờ tham gia trại hè thiếu nhi. Đây là sân chơi truyền thống nhiều ý nghĩa, lợi ích thiết thực dành cho thanh thiếu niên, giúp các em rèn luyện kỹ năng, xây dựng nếp sinh hoạt lành mạnh” - chị Phương nói.

Được biết, trại hè cho thiếu nhi huyện Núi Thành năm 2023 thu hút sự tham gia của 102 đội viên của 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trại hè diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và sôi nổi như thi cắm lều nhanh, kỹ năng tổ chức sinh hoạt cộng đồng, rung chuông vàng tìm hiểu tiếng Anh khối tiểu học và THCS, lăn bóng khổng lồ, bánh xe thần tốc, bước chân đồng điệu và cân bằng tuyệt đối...

Anh Dương Văn Bảo - Bí thư Huyện đoàn Núi Thành cho hay, trại hè thiếu nhi năm 2023 với chủ đề “Thiếu nhi Núi Thành - Chăm học, chăm làm - Sẵn sàng trải nghiệm” là một trong những hoạt động nhằm chào mừng 90 năm Ngày thành lập Phủ ủy Tam Kỳ (15/8/1933 - 15/8/2023) và 40 năm thành lập huyện Núi Thành (3/12/1983 - 3/12/2023).