Cảng Cao Hùng

Cảng Cao Hùng

Khi nhắc đến những điểm dừng chân không thể bỏ lỡ khi ghé du lịch Đài Loan thì Cao Hùng luôn xuất hiện trong danh sách này. Là một trong những thành phố lớn nhất và phát triển nhất nhì xứ Đài, Cao Hùng là một nơi thu hút lượng du khách ghé thăm vô cùng đông đúc. Với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ vỹ, những công trình kiến trúc hiện đại cùng nền ẩm thực địa phương phong phú, du lịch Cao Hùng thật sự là một chuyến đi vô cùng đáng giá mà bạn nên trải nghiệm ít nhất một lần.

Khi nhắc đến những điểm dừng chân không thể bỏ lỡ khi ghé du lịch Đài Loan thì Cao Hùng luôn xuất hiện trong danh sách này. Là một trong những thành phố lớn nhất và phát triển nhất nhì xứ Đài, Cao Hùng là một nơi thu hút lượng du khách ghé thăm vô cùng đông đúc. Với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ vỹ, những công trình kiến trúc hiện đại cùng nền ẩm thực địa phương phong phú, du lịch Cao Hùng thật sự là một chuyến đi vô cùng đáng giá mà bạn nên trải nghiệm ít nhất một lần.

Những hoạt động, trải nghiệm thú vị ở Cao Hùng

Không chỉ có những công trình kiến trúc ấn tượng, những khu danh thắng thiên nhiên hùng vĩ mà Cao Hùng còn ẩn chứa vô vàn điều thú vị. Nếu không có quá nhiều thời gian để khám phá hết Cao Hùng thì du khách cũng có thể lựa chọn một số hoạt động đặc sắc, thú vị và đặc trưng của vùng đất này.

Check In tại Trạm MRT Formosa Boulevard

Tuy chỉ là một trạm tàu điện ngầm MRT, là nơi trung chuyển các chuyến tàu điện ngầm nhưng đây lại là công trình kiến trúc tạo nên sự ấn tượng đối với nhiều du khách và được CNN xếp hạng là một trong những ga điện ngầm đẹp nhất thế giới. Nhà ga này ở Cao Hùng nổi tiếng với “Mái vòm ánh sáng” (Dome of Light) - là công trình thủy tinh lớn nhất thế giới, được thiết kế bởi nghệ sĩ người Ý Narcissus Quagliata. Những tấm kính lấp lánh với đủ màu xanh, vàng, đỏ thể hiện hình ảnh các loài động vật với ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Vì thế không chỉ du khách thích đến đây checkin mà kể cả những cặp đôi chụp hình cưới cũng thích chọn địa điểm này để lưu giữ những khoảnh khắc khó quên.

Vui chơi tại các khu chợ đêm địa phương

Chợ đêm thì ở bất cứ nơi nào trên khắp Đài Loan cũng có bởi không chỉ đơn giản là khu chợ đêm mà đó còn là nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Nếu thích bầu không khí náo nhiệt và muốn thưởng thức nhiều món ăn ngon trong ẩm thực xứ Đài thì bạn đừng bỏ lỡ những ngôi chợ đêm ở Cao Hùng. Những cái tên như chợ đêm Thuỵ Phong, chợ đêm Lục Hợp, chợ đêm Tân Quật Giang,... đều hoạt động vô cùng sôi nổi về đêm. Ngoài việc “no căng bụng” với vô số món ăn ngon thì du khách còn có dịp tham gia một số trò chơi giải trí thú vị hay là mua sắm các món quà lưu niệm trong chuyến du lịch Cao Hùng.

Sông Ái Hà hay còn gọi là sông Tình yêu, là một địa điểm vui chơi được rất nhiều người dân Cao Hùng yêu thích, nhất là các cặp đôi. Xung quanh bờ sông có rất nhiều quán ăn, nhà hàng để du khách ngồi thư giãn, ngắm hay và cảm nhận không khí lãng mạn khi đêm về. Hoặc bạn cũng có thể thuê xe đạp, tản bộ dọc sông hay ngồi thuyền dạo quanh hồ. Nếu là người yêu thích những bộ phim Đài Loan, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy rằng rất nhiều cảnh huyền thoại trong phim đã được quay tại bờ sông Ái Hà này.

[ HOT ] Đơn hàng dành cho Nam tại Đào Viên với chi phí hấp dẫn, các bạn nam đừng bỏ lỡ tại Thavicom.

Cao Hùng hay Kaohsiung (chữ Hoa phồn thể:高雄市, bính âm thông dụng: Gaosyóng, bính âm Hán ngữ: Gāoxióng, POJ: Ko-hiông; tọa độ 22°38'N, 120°16'E) là một thành phố nằm tại miền Nam Đài Loan. Đây là thành phố lớn thứ 2 tại Đài Loan với số dân 1,51 triệu người, và là một trong sáu thành phố trực thuộc Trung ương của Đài Loan. Thành phố có 11 quận, mỗi quận có một văn phòng quận quản lý công việc hàng ngày giữa chính quyền thành phố và công dân của mình.

Cao Hùng là trung tâm chế tạo, lọc dầu và vận tải lớn của Đài Loan. Không giống như Đài Bắc, các đường phố của Cao Hùng rộng rãi và giao thông thông suốt hơn. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí của các khu vực xung quanh Cao Hùng thì khá tệ do các ngành công nghiệp nặng gây ra. Cảng Cao Hùng là cảng chính của Đài Loan mà phần lớn dầu mỏ của Đài Loan được nhập khẩu. Cao Hùng có một khu chế xuất sản xuất nhôm, gỗ, và giấy, phân đạm, xi-măng, kim loại, máy móc và tàu biển. Cảng Cao Hùng là một trong 4 cảng lớn nhất thế giới và Cao Hùng là trung tâm ngành công nghiệp đóng tàu của Đài Loan và cũng là căn cứ hải quân lớn của Trung Hoa Dân Quốc. Hệ thống tàu điện ngầm và MRT sẽ vận hành trong năm 2006. Thành phố Cao Hùng đã tổ chức World Games 2009 - một thế vận hội cơ bản không có những môn được thi đấu trong Thế Vận Hội.

Cao Hùng được thành lập vào gần cuối thế kỷ 17, ngôi làng khi đó được gọi là Đả Cẩu (tiếng Trung: 打狗; bính âm: Dǎgǒu; Bạch thoại tự: Táⁿ-káu; nghĩa đen 'đánh chó') bởi những người nhập cư Phúc Kiến vào thời kỳ đầu. Tên gọi này bắt nguồn từ ngôn ngữ Makatao của thổ dân bản địa và có nghĩa là "rừng tre". Người Hà Lan đã xây dựng nên phào đài Zeelandia vào năm 1624 và đánh bại các bộ lạc thổ dân bản địa vào năm 1635. Họ gọi khu vực này là Tancoia. Trịnh Thành Công đã trục xuất người Hà Lan và lập nên một chính quyền phục Minh vào năm 1662. Trịnh Kinh, con trai của Trịnh Thành Công, đã đổi tên làng thành Vạn Niên Châu (giản thể: 万年洲; phồn thể: 萬年州; bính âm: Wàn Nián Zhōu; nghĩa đen 'vùng đất vạn năm') vào năm 1664. Tên gọi Đả Cẩu lại được phục hồi vào cuối thập niên 1670, khi khu vực được mở mang một cách đột ngột với những người nhập cư đến từ Trung Quốc đại lục. Năm 1684, nhà Thanh đã sáp nhập Đài Loan và đổi tên khu vực bao gồm Cao Hùng ngày nay thành huyện Phượng Sơn (giản thể: 凤山县; phồn thể: 鳳山縣; bính âm: Fèngshān xiàn), là một phần của phủ Đài Loan. Khu vực Cao Hùng ngày nay đã lần đầu tiên được phát triển như một khu vực cảng vào thập niên 1680.

Năm 1895, Đài Loan bị nhượng cho Nhật Bản theo các điều khoản của Hiệp ước Shimonoseki. Vào thời kỳ này, tên gọi của thành phố chuyển từ Đả Cẩu (打狗) (tiếng Đài Loan: Táⁿ-káu) thành Cao Hùng (高雄, romaji: Takao). Mặc dù hai tên gọi phát âm tương tự trong tiếng Nhật, song ngữ nghĩa của nó đã thay đổi từ "đánh chó" sang "cao lớn hùng vĩ".[1] Người Nhật phát triển Takao, đặc biệt là cảng. Do là một căn cứ quân sự và trung tâm công nghiệp quan trọng, thành phố đã bị quân đội Hoa Kỳ ném bom rất nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau khi Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát Đài Loan vào năm 1945, tên gọi bằng Hán tự mà người Nhật đặt cho thành phố vẫn được sử dụng, chính quyền sử dụng phiên âm Latinh theo hệ Wade-Giles là "Kao-hsiung".[2] Cao Hùng được Hành chính viện phê chuẩn trở thành một thành phố đặc biệt vào ngày 1 tháng 7 năm 1979.

Sau khi sáp nhập với huyện Cao Hùng, Cao Hùng hiện có 38 khu (區). Mỗi khu lại được chia thành các lý (里), và được chia tiếp thành các lân (鄰). Chính phủ Trung ương Đài Loan công nhận hệ thống bính âm Hán ngữ làm chuẩn để phiên âm Latinh tương tự như tại Trung Quốc đại lục, còn chính quyền Cao Hùng, vốn do đảng Dân Tiến nắm quyền, lấy phương pháp bính âm thông dụng làm chuẩn phiên âm.

Hai hòn đảo tại biển Đông do thành phố Cao Hùng quản lý được giao cho khu Kỳ Tân quản lý:

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Giới thiệu về Cao Hùng (Kaohsiung)

Thành phố Cao Hùng (Kaohsiung) là một thành phố nằm tại miền Nam Đài Loan, là thành phố lớn thứ 2 và cũng là một trong sáu thành phố trực thuộc Trung ương của Đài Loan. Không giống như Đài Bắc, đường phố ở Cao Hùng rộng rãi và giao thông thông thoáng hơn nhiều. Không chỉ phát triển mạnh về nông nghiệp, công nghiệp mà cảng Cao Hùng còn là cảng chính của Đài Loan, nơi mà phần lớn dầu mỏ được nhập khẩu. Bên cạnh đó, Cao Hùng là trung tâm ngành công nghiệp đóng tàu và cũng là căn cứ hải quân lớn của Trung Hoa Dân Quốc. Không những mạnh về kinh tế mà du lịch Cao Hùng cũng thu hút với nhiều công trình kiến trúc, trung tâm nghệ thuật, danh lam thắng cảnh tự nhiên hay những khu chợ đêm nhộn nhịp.

Cao Hùng được thành lập vào gần cuối thế kỷ 17, khi đó được gọi là Đả Cẩu (“Dǎgǒu” nghĩa đen là "đánh chó") bởi những người nhập cư Phúc Kiến. Tên gọi này được cho là bắt nguồn từ ngôn ngữ Makatao của người thổ dân bản địa và có nghĩa là "rừng tre". Cho đến khi  người Hà Lan đến xâm chiếm và đặt tên khu vực này là Tancoia. Sau đó Trịnh Thành Công đã đánh đuổi người Hà Lan và lập nên một chính quyền phục Minh vào năm 1662. Con trai của ông - Trịnh Kinh đã đổi tên ngôi làng này là Vạn Niên Châu (nghĩa đen là "vùng đất vạn năm") vào năm 1664.

Đến năm 1684, triều đình nhà Thanh đã sáp nhập Đài Loan và đổi tên khu vực bao gồm cả Cao Hùng ngày nay thành huyện Phượng Sơn. Năm 1895, Đài Loan bị nhượng lại cho Nhật Bản quản lý theo Hiệp ước Shimonoseki. Vào thời kỳ này, tên gọi của thành phố chuyển thành Cao Hùng (phiên âm theo tiếng Nhật là “Takao”). Tuy rằng từ Takao và Dǎgǒu đều có phát âm tương tự nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau hoàn toàn, 1 cái là “đánh chó” còn 1 cái lại là “cao lớn hùng vĩ”. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc giành quyền kiểm soát Đài Loan trở lại vào năm 1945, tên gọi bằng Hán tự mà người Nhật đặt cho thành phố này vẫn được sử dụng và phiên âm thành “Kaohsiung”.