Ngày Tết ở Hà Nội có gì đặc biệt hơn so với những nơi khác? Nên đi những đâu để trải nghiệm? Cùng GUUTRAVEL khám phá ngay những điểm đến thú vị tại Thủ đô vào dịp Tết nhé!
Ngày Tết ở Hà Nội có gì đặc biệt hơn so với những nơi khác? Nên đi những đâu để trải nghiệm? Cùng GUUTRAVEL khám phá ngay những điểm đến thú vị tại Thủ đô vào dịp Tết nhé!
Ngày Tết có rất nhiều phong tục đã được lưu giữ từ bao đời, trong đó chia thành 2 loại phong tục: trước Tết và trong Tết.
Dọn dẹp và trang trí nhà cửa bằng hoa Tết, chậu quất
Lì xì có thể được xem là phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết
Đối với người Việt Nam, Tết chỉ có 3 ngày từ mùng 1 đến mùng 3, thế nhưng bạn sẽ thấy không khí Tết trên mọi nẻo đường khi trước đó 1 tuần mọi người đã cùng đi sắm Tết, mua các chậu hoa như hoa mai, hoa đào về chưng; sắm sửa quần áo mới cho các thành viên trong gia đình; mua nguyên liệu về bánh chưng; muối củ kiệu... Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2024, bạn và gia đình đã lên kế hoạch chuẩn bị cho ngày lễ này chưa?
Tết luôn được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch hằng năm, không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn ở những nước có cộng đồng người Việt đang làm việc và sinh sống. Đối với người Việt mà nói, Tết Nguyên đán giữ một vị trí vô cùng quan trọng và linh thiêng. Trong ngày lễ này, người ta sẽ khoác lên người những bộ quần áo mới đẹp nhất, ăn những món ăn ngon lành dành cho ngày Tết.
Phố Ông Đồ là một địa điểm mà bạn có thể lui tới để xin chữ đầu năm. Đây được xem là một nét đẹp, phong tục văn hóa cổ truyền từ lâu đời của người Việt.
Những “ông Đồ” ngồi trên phố mỗi người có một nghề riêng, nhưng điểm giống nhau là cùng thích viết chữ Nho, thư pháp nên thường ra đây và ngồi lại với nhau.
Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển được thể hiện dưới đôi bàn tay nghệ thuật của các ông đồ đều chứa đựng mong ước của mỗi người cho một năm mới bình an, hạnh phúc.
=>> Xem thêm bài viết liên quan: Địa điểm du lịch tết Nguyên Đán.
Dù có đi xa đến đâu, thậm chí là xuất ngoại thì những người con của Việt Nam vẫn sẽ trở về vào dịp Tết Nguyên Đán để đoàn tụ cùng gia đình. Dù cho chúng ta vốn không định nghĩa được Tết, nhưng trong tâm trí mỗi người Việt, Tết đại diện cho những buổi sum họp gia đình, là mọi người cùng quây quần trong thời khắc đầu tiên của năm mới.
Ngày nay, các gia đình trẻ và hiện đại chọn những cách đón Tết đơn giản hơn thuở xưa rất nhiều. Các thủ tục cũng được tinh giản so với thời trước, nhưng nhìn chung, Tết ngày nay vẫn luôn giữ được giá trị chung, đó là hướng về cội nguồn.
Tết là dịp để sum vầy, đoàn viên
Vào mỗi dịp xuân đến, chợ hoa Quảng An lại được khoác lên mình “bộ cánh” rực rỡ với hàng trăm, hàng ngàn gốc đào đỏ thắm.
Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cành đào đỏ thắm khoe sắc trước gió, sự tấp nập của chợ hoa cũng như tiết trời se lạnh đặc trưng.
Ngoài những cành đào khoe sắc đỏ thắm, bạn có thể mua được rất nhiều loài hoa tươi khác như hoa hồng, hoa tulip, hoa ly, hoa diên vỹ,.. Và cũng đừng quên lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại chợ hoa Quảng An nhé!
Bạn có thể đến tham quan Hoàng thành Thăng Long – một trong những địa điểm gây thương nhớ bởi vẻ đẹp cổ xưa.
Nơi đây hiện đang được trưng bày hơn 100 tác phẩm nghệ thuật đáng giá, bao gồm Di sản văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, thủ công mỹ nghệ, làng nghề, hội họa,…), Di sản phi vật thể (ca múa, lễ hội, tín ngưỡng, trò chơi dân gian,…) và Di sản thiên nhiên.
Đến thăm công trình kiến trúc ấn tượng này, bạn như được sống lại vào thời gian, không gian trầm mặc, cổ kính của đất Hà thành xưa. Mọi di sản đều được tái hiện rất độc đáo và sinh động, đưa du khách đến hành trình trải nghiệm, khám phá đa dạng cung bậc cảm xúc.
Bên cạnh những địa điểm tham quan du lịch Tết thì ẩm thực Hà Nội cũng là yếu tố được du khách quan tâm hàng đầu. Nếu bạn vẫn chưa biết đến Hà Nội nên ăn gì thì hãy tham khảo một vài món đặc sản dưới đây nhé!
Đặc sản đầu tiên mang hương vị thủ đô chính gốc chính là phở. Món ăn này là sự hòa quyện giữa bị ngọt thanh từ nước dùng và hương thơm nhẹ của quế hồi. Điểm đặc biệt của phở ở đây khác với những nơi khác đó là không ăn cùng với rau sống mà có thêm quẩy và trứng chần ăn kèm.
Để được thưởng thức món phở Hà Nội chuẩn vị, bạn có thể ghé qua một số địa chỉ sau đây:
– Phở Lý Quốc Sư: 10 Lý Quốc Sư, Quận Hoàn Kiếm.
– Phở Thìn: 13 Lò Đúc, Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng.
– Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn, Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm.
Bún thang cũng là một trong những món ăn được nhiều người thưởng thức khi du lịch đến thủ đô. Món ăn này được chế biến khá cầu kỳ và trải qua nhiều công đoạn chế biến phức tạp.
Đặc trưng nổi bật nhất của món bún thang đó là các nguyên liệu được thái siêu nhỏ và sắp xếp đều trên bún, sau đó chan nước dùng vào trông vô cùng bắt mắt.
Bạn có thể thưởng thức bún thang tại một vài địa chỉ sau đây:
– Bún thang Ngọc Tuyền: Số 56 & 58 Đào Tấn, Quận Ba Đình.
– Bún thang bà Đức: 28 Liễu Giai, Quận Ba Đình.
Bún chả là món ăn quen thuộc và được nhiều du khách thưởng thức khi du lịch Tết Hà Nội. Món ăn này hấp dẫn người dùng nhờ hương vị nước chấm chua ngọt nóng hổi, ăn cùng với chả và thịt nướng trên than hoa thơm ngon, đậm đà.
Tại Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món bún chả chuẩn vị tại những địa chỉ sau đây:
– Bún chả Hương Liên (bún chả Obama): Số 24 Lê Văn Hưu, Quận Hai Bà Trưng.
– Bún chả Hàng Than: số 34, Hàng Than, Quận Ba Đình.
Đây là một món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong bữa cơm của người Hà thành, nhất là vào dịp Tết. Thịt đông ăn vào những ngày tiết trời se lạnh, ăn kèm cùng với dưa cải muối chua hoặc củ kiệu sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên hương vị đặc trưng ấy.
Có thể bạn chưa biết, thời điểm để đi du lịch phù hợp và lý tưởng nhất chính là dịp đầu năm. Theo đó, mùa xuân tại Hà Nội thường có khí hậu dễ chịu, gió mát, thỉnh thoảng sẽ có vài cơn mưa phùn.
Nhiệt độ trung bình dao động từ 9 – 14 độ C. Với tiết trời se lạnh nhẹ nhàng, hòa mình vào những ngày này, bạn sẽ có cảm giác thư thả và bình yên đến lạ.
Mặc dù đôi lúc sẽ có những cơn mưa bất chợt, nhưng bạn hãy yên tâm vì đây chỉ là cơn mưa xuân thoáng qua và không kéo dài dai dẳng.
Do đó, thời tiết sẽ không phải là yếu tố gây ảnh hưởng quá nhiều đến chuyến du lịch này. Vì vậy, nếu đã trót lỡ mê đắm mảnh đất Thủ đô này thì bạn hãy nhanh chóng lên kế hoạch du lịch ngay nhé!
Tết Nguyên Đán 2024 (năm Giáp Thìn) sẽ rơi vào ngày 10/02/2024 Dương lịch, Mùng 2 rơi vào ngày 11/02/2024 Dương lịch.
Lịch nghỉ Tết của Nhà nước: Từ 8/2/2024 - 14/2/2024 (Dương lịch) tức ngày 29/12/2023 - 5/1/2024 (Âm lịch)
Tết Nguyên Đán hay được gọi là Tết cổ truyền của người dân Việt Nam ta. Thuật ngữ "Tết" mà mọi người thường hay gọi là từ rút gọn để chỉ Tết Nguyên Đán. Hai chữ "Nguyên đán" là một danh từ chữ Hán: "Nguyên" nghĩa là đầu; "đán" nghĩa là buổi sớm; "Nguyên đán" là buổi sớm đầu năm.
Theo sự tích "Bánh chưng, bánh dày", ngày Tết có thể đã xuất hiện từ thời Vua Hùng.Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, "Tết Nguyên đán" ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ "Tết Nguyên đán" cũng được phổ biến từ thời đó. Đến nay vẫn chưa có ai biết rõ nguồn gốc thực sự của ngày Tết, chỉ biết rằng đây là ngày khởi đầu cho mọi thứ trong năm.
Tết Nguyên Đán 2024 là năm Giáp Thìn